Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Bệnh nấc cụt, bài thuốc lạ kỳ

Bệnh nấc cụt, bài thuốc lạ kỳ (  TRỊ BỆNH NHƯ THẦN )
 
 Khi không tôi mắc chứng ( Nấc  cụt ) ngày đầu  thì bị sơ sơ , qua ngày thứ 2  bị dày hơn , được trị nhiều cách theo kiểu nhân gian nhưng vẫn  không bớt ,  qua ngày thứ 3   thì liên tục , không ăn được , không nằm được , rất khó chịu và rất mệt , tôi đi khám bác sỹ , BS , không nói tại sao , chỉ cho toa mua thuốc ,  uống  không hết mà nặng thêm lên   .
  Thằng cu Tâm con người bạn  bên xóm chạy qua đánh by với cu út nhà tôi , thấy tôi ngối trên ghế xếp ôm đầu pháo liên tục , cu Tâm nói :
   - A ! Bác bị bệnh nác cụt rồi , bác uống chi chưa  , nếu chưa con về lấy qua cho bác  uống hết liền tức khắc .
Tôi nói  ;
- Bác uông thuốc tây nhưng  không bớt .
 Cu Tâm đâm đầu chạy về nhà , một lát chạy qua lại , dưa cho tôi một cục GỪNG tuơi bằng ngón tay cái , và một ít MẬT ONG đựng trong  tách  uống trà ( tách nầy lớn hơn ngón chân cái ) , bão tôi nhai  cục GỪNG  , trước khi nuốt thì uống tý mật ông   cùng lúc  , tôi nhai Tâm đứng nhìn , nuốt  gừng và mật ong vào  không biết đã tới  bao tữ chưa nhưng nó dịu lại ngay và hết liền sau khi tôi uống chút nước trà tráng chén mật ong .
 Thằng Tâm vỗ tay reo ,
 - Con nói rồi hết ngay liền mà .
Tôi hỏi tại sao con biết cách nầy ;
 - Ông nội con thường hay bị như bác , nhà con lúc nào cũng có sẵn hai thư nầy cho ông con uống .
 Như vậy là một cục GỪNG sống nhai nuốt với một muổng canh MẬT ONG . Hiện tại thĩnh thoãng tôi cũng bị lại , nên trong nhà lúc nào cũng trữ hai  thứ thần dược trên .
 Thân mến .
 Ngôn Nguyễn
 
Biểu hiện và cách xử trí nấc cụt
Nhân một câu hỏi tháng 2.2012 của bệnh nhân Nguyễn Thanh H. (thành phố Buôn Ma thuột, Đăk Lăk) về chứng nấc cụt mà anh ta đang mắc phải đã gây ảnh không nhỏ đến sinh hoạt và giấc ngủ cũng như tình hình ăn uống. Chúng tôi xin chia sẻ cùng với bạn đọc và các đồng nghiệp về các khía cạnh liên quan đến chứng nấc cụt, đặc biệt các mẹo vặt xử trí chứng này nhanh và hiệu quả nhất, giúp cải thiện cuộc sống cho mọi người vì bị nấc cụt sẽ khiến người ta cảm thấy khó chịu, gây bất tiện trong sinh hoạt và làm việc từ các tư liệu và bài viết của nhiều đồng nghiệp.
Nấc cụt (gọi tắt là nấc) hay ách nghịch là những đợt co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành lặp đi lặp lại nhiều lần, do thì hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín. Một đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1-2 ngày, thậm chí nhiều năm. Nếu chỉ diễn ra từ vài phút đến ít hơn 24 giờ thì hiện tượng này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần bất kỳ sự can thiệp nào, mặc dù có nhiều phương thức điều trị tại gia (hay còn được gọi là "mẹo") được nhiều người áp dụng để rút ngắn thời gian nấc. Nhưng nếu kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý. Tần số của nấc cụt thay đổi ở mỗi người, khoảng 2-60 cái/phút.
 
Ở người, sự co thắt này đẩy một luồng khí đột ngột ra khỏi buồng phổi làm nắp thanh quản bị đóng lại, gây ra tiếng nấc. Trong y học, nó được gọi là chứng kích động cơ hoành đồng bộ (synchronous diaphragmatic flutter - SDF). Nấc cụt không gây nguy hiểm cho ai; nhưng nó thật tai hại nếu đến không phải lúc, chẳng hạn như khi bạn đang tỏ tình, phỏng vấn tìm việc hay đang đọc diễn văn trước công chúng. Cơn nấc đến không có gì báo trước. Y học ngày nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao cơ thể lại có loại phản ứng kỳ lạ này, chỉ biết chứng này thường đến do hậu quả của việc ăn quá nhanh, nuốt quá nhanh (mắc nghẹn), hoặc lượng không khí bị nuốt vào bao tử nhiều quá.
 

Một số nguyên nhân gây nấc cụt

Có nhiều trường hợp tự phát sinh nấc cụt, tuy nhiên nấc cụt có thể phát sinh do nhiều sự kiện đặc trưng như thiếu nước, ăn quá nhanh, đói trong thời gian dài, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng, ợ, ăn đồ ăn cay hay có gia vị kích thích, cười lớn, ho, uống quá nhiều đồ uống có cồn, khóc lóc (thổn thức gây ra luồng khí đi vào ổ bụng), một số trường hợp hút thuốc (thuốc lá hoặc một số loại khói thuốc khác như ma túy, có thể gây ra ho), thiếu cân bằng điện giải, nói một hơi quá dài, làm sạch cuống họng, do một số loại thuốc kích thích giảm đau mạnh như heroin, morphine và oxycodone hay do thiếu vitamin. Nấc có thể xảy ra do áp lực lên thần kinh cơ hoành bởi các kết cấu tổ chức giải phẫu khác, hay do có cảm giác có thức ăn trong thực quản, đôi khi (hiếm) do các khối u hay bệnh lý ở cật. Tổ chức ung thư Hoa Kỳ báo cáo rằng 30% số bệnh nhân của các liệu pháp hóa học trải qua nấc cụt do ảnh hưởng của điều trị.
Nấc cục có nhiều nguyên nhân, đa số do rối loạn đường tiêu hóa, ví dụ: ăn nuốt quá nhanh, ăn nhiều thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm có nhiều gia vị, uống nhiều nước có gas, nuốt quá nhiều không khí vào bao tử; hoặc một số nguyên nhân bệnh lý khác như các biến chứng phẫu thuật, nhiễm trùng não... Ở trẻ em, Nấc cục đa số là do bé bú quá no làm căng dãn gây rối loạn vận động co thắt của cơ hoành, trường hợp bệnh lý có thể là do trào ngược dạ dày - thực quản, viêm phổi hay bị phản ứng thuốc.

         Những trường hợp nấc cục tạm thời hoặc nấc cục do các rối loạn đường tiêu hóa thì Nấc cục có thể sẽ tự hết hoặc người bệnh cần chú ý và điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình. Nấc cục tạm thời có thể chữa hết bằng các mẹo nhỏ, như: cố gắng hít thật sâu và nín thở thật lâu, nuốt hơi liên tục nhiều lần trong lúc đang nín thở, uống một ly nước lạnh thật nhanh và nín thở thật lâu sau đó, hít vào bằng mũi thật sâu rồi thở ra từ từ bằng miệng… mục đích để kéo dãn cơ hoành, tạo lại hoạt động bình thường cho cơ hoành. Còn nấc cục do có bệnh lý cụ thể thì cần điều trị triệt để nguyên nhân.

Dây thần kinh tới cơ hoành bị kích thích do ăn thức ăn nóng và nhiều gia vị, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, ăn quá no, ăn uống không điều độ, uống quá nhiều rượu, uống nhiều nước có ga, thường xuyên uống nước lạnh. Do cơ thể suy nhược, mất ngủ, chán ăn. Hút thuốc lá, xúc động bất thình lình, táo bón. Còn nguyên nhân gây nấc cụt kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, áp xe dưới hoành hoặc các bệnh phổi, tim, thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết…

Giả thuyết phát sinh

Christian Straus và các đồng sự thuộc nhóm nghiên cứu hô hấp, trường Đại học Calgary, Canada, đưa ra giả thuyết rằng nấc cụt là một dấu tích để lại trong quá trình tiến hóa từ hệ thống hô hấp lưỡng cư; các động vật lưỡng cư như ếch nuốt chửng không khí và nước thông qua một phản xạ vận động đơn giản hơi giống với nấc ở động vật có vú. Để chứng minh giả thuyết này, họ đã quan sát sự vận động tạo ra kiểu hô hấp giống nấc cụt ban đầu qua sự phát triển của bào thai, trước sự vận động của kiểu hô hấp thông qua phổi như bình thường; do đó theo thuyết tóm lược, nấc cụt là di tích còn lại từ sự tiến hóa của hệ thống hô hấp từ tiền sử đến hệ thống dùng phổi hiện tại.

Giả thuyết không khí

           Nấc cục là sự co thắt đột ngột, không tự ý của cơ hoành, tống khí ra khỏi buồng phổi, luồng khí khi đi ngang qua dây thanh âm tạo thành tiếng Nấc cục. Nấc cục nếu chỉ xảy ra thỉnh thoảng, kéo dài vài phút thì thường là không ảnh hưởng đến sức khỏe, gọi là Nấc cục tạm thời và không cần điều trị; nhưng Nấc cục nếu kéo dài hơn 1,2 ngày hoặc tái phát có chu kỳ thì thường là do nguyên nhân bệnh lý và cần phải điều trị.
 

Thái độ xử trí

Nấc cụt thông thường tự khỏi mà không cần bất cứ sự can thiệp y học nào; trong hầu hết các trường hợp nó có thể hết đơn giản bằng cách không nghĩ đến nó nữa. Tuy nhiên, có một số cách điều trị được ghi chép lại đối với các trường hợp nấc thông thường. Một số cách chữa trị thông thường tại nhà như : dọa cho người bị nấc sợ, gây cho họ chú ý đến việc khác, uống nước (đôi khi theo những cách không chính thống), hay cố tình thay đổi cách hít thở ....Nấc cụt là những đợt co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành do hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín. Đa số nấc cụt thường vô hại và tự hết sau vài phút, chủ yếu do dạ dày bị căng trướng do nhiều hơi hay thức ăn gây kích thích cơ hoành như: ăn uống quá nhanh, ăn nhiều thức ăn nóng hay lạnh quá, nhiều gia vị, uống nhiều nước giải khát có gas, uống nhiều rượu, do cười lớn, khóc, ho (gây ra luồng khí đi vào ổ bụng)...
Một số mẹo có thể chữa nấc cụt gồm (có thể làm 3-5 lần mỗi cách hay phối hợp nhiều cách): nuốt nước bọt liên tục, uống liên tục từng ngụm nước nhỏ hay uống nhanh một ly nước, nín thở thật lâu tới khi không chịu được, để một túi giấy trên mũi và miệng rồi hít vào thở ra nhiều lần, làm sợ hay giật mình đột ngột. Nếu vẫn nấc kéo dài hơn 5-10 phút hoặc khó chịu nhiều, có thể gây ợ hơi bằng các thuốc có chứa simethicone. Nếu nấc kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thường do bệnh lý đi kèm nên cần đi khám để được điều trị thích hợp.

Những trường hợp kéo dài

Ông Charles Osborne người Mỹ có những cơn nấc kéo dài trong 68 năm, từ năm 1922 đến năm 1990, đã được ghi vào sách Kỷ lục Guinness với tư cách là người đàn ông có Cơn nấc cục dài nhất. Tháng 1 năm 2007, cô Jennifer Mee tại Florida Mỹ, trong độ tuổi thiếu niên cũng bị nấc cục trong 5 tuần, từ 23 tháng 1, 2007 đến 28 tháng 2, 2007. Sau khi cơn nấc quay trở lại, bác sĩ chuyên khoa thần kinh của cô chẩn đoán cô có thể đã mắc hội chứng Tourette.
Vừa qua, báo chí đưa tin ca sĩ Christopher (người Anh) đã phải bỏ nghiệp ca hát vì cứ 2 giây anh lại bị nấc một lần, liên tục suốt 22 tháng qua khiến anh rất vất vả trong việc nói chuyện, ăn uống, ngủ nghỉ... Báo chí cũng nhắc đến một người Mỹ tên là Charles Osborne đã lập kỷ lục thế giới vì bị nấc cụt suốt 68 năm, từ 1922-1990... Nấc cụt đúng là “người bạn khó ưa”.
Nấc thường xuất hiện với các chứng bệnh khác là một trong những triệu chứng dẫn đến bệnh nghiêm trọng. Người đang bệnh nặng, có xuất hiện nấc cụt thường là dấu hiệu sắp chết.
Chữa nấc cụt theo cách đơn giản theo đông y
Theo đông y, nấc là tình trạng khí nghịch lên, trong họng phát ra tiếng ngắn và mau, làm người ta không tự chủ được.Chứng này phát ra một cách tự nhiên, nhiều khi không dùng thuốc cũng khỏi. Nấc lâu ngày cần phải điều trị.
Bấm mạnh huyệt
Có nhiều nguyên nhân gây nấc, tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp nào có thể chữa bằng phương pháp bấm huyệt đơn giản dưới đây:
- Dùng ngón tay cái để vào huyệt toàn trúc (tại đầu chân mày), bốn ngón tay kia để phía trên tai (mục đích giữ cho đầu không bị lắc khi bấm), ấn day nhẹ hoặc mạnh 3-5 phút. Trị 30 ca, chỉ một ca không khỏi (day ấn huyệt toàn trúc trị 30 trường hợp nấc - Trung Quốc châm cứu tạp chí 1987).
- Day ấn mạnh hoặc cứu điếu ngải huyệt nội quan (giữa lằn chỉ cổ tay lên hai thốn = chiều ngang ba ngón tay trỏ, giữa, áp út chặp lại) và can điểm (giữa lằn chỉ hai ngón tay áp út).
- Huyệt trung khôi (giữa lằn chỉ thứ hai khớp ngón tay giữa). Đây là huyệt mà các sách bấm huyệt của Trung Quốc hiện nay gọi là huyệt “nấc cụt” (ách nghịch điểm), vì nó tỏ ra hiệu quả đặc biệt trong điều trị nấc cụt nên được gọi tên như trên. Bấm mạnh cho đến lúc thấy cảm giác tê, căng, nhức, nấc cụt ngừng mới thôi.
Đây là những huyệt chúng tôi đã dùng hơn 20 năm qua chữa nhiều bệnh nhân bị nấc cụt. Thường sau khi bấm lần đầu tiên đã có kết quả tốt (trừ những bệnh nhân bị lâu ngày hoặc nặng mới cần phải bấm nhiều lần).
Đất giữa lòng bếp
Có những bệnh nhân bị lâu ngày hoặc bị nặng dẫn đến không ăn uống được, đông y gọi là chứng quan cách, có nghĩa là ngăn trở không thông. Trường hợp này, theo đông y, là do khí thanh không thăng lên được, trọc âm không giáng xuống được, gây nên ngăn nghẹt ở cổ làm người ta không ăn uống gì vào được và sẽ chết dần. Cách chữa của đông y là làm “thăng thanh, giáng trọc”, điều hòa âm dương (vì âm thăng dương giáng). Làm cách nào kiếm được vị thuốc có mang tính chất âm và dương để làm âm dương điều hòa thì sẽ khỏi bệnh.
Trong dân gian có một vị thuốc rất đơn giản nhưng lại hiệu quả. Đó là đất ở lòng bếp. Ngày xưa, người ta thường dùng bếp lò để nấu, đất ở bếp lò, trên được hưởng dương khí (từ lửa), dưới hấp thu âm khí (từ đất), vì vậy vị thuốc này hấp thụ sẵn cả âm dương. Trong cách chữa của đông y có nguyên tắc “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, bệnh do rối loạn âm dương, vị thuốc này có được tính chất của âm dương, cùng đồng thanh và đồng khí nên có thể điều chỉnh âm dương trong rối loạn bệnh lý, dẫn đến quân bình âm dương và khỏi bệnh.
Cách làm như sau: lấy một cục đất giữa lòng bếp (có thể mua ở các tiệm thuốc bắc với tên là phục long can hoặc táo tâm thổ), khoảng 10g, đập nát cho vào ly, đổ khoảng 200ml nước khuấy đều để lóng đất xuống, lấy nước này múc uống dần. Phương pháp chữa này tuy đơn giản nhưng đã cứu nhiều người nấc nặng. Khi gặp anh chàng “nấc” khó tính này, mời quý vị thử xem...
 
Một số mẹo vặt trong cuộc sống để khắc phục chứng nấc cụt
Nấc là một hiện tượng trong phản ứng tự nhiên của cơ thể khi dây thần kinh phế vị dẫn truyền thông tin từ bụng lên não bị kích thích. Đây là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải ít nhất vài lần. Dưới đây là một số mẹo hay chữa nấc hiệu quả.
·Ăn đường: Khi bị nấc, cách chữa mẹo khá hiệu quả ngậm một thìa đường trong miệng. Khi đặt một thìa đường vào cuối lưỡi, cảm giác ngọt sẽ đánh lừa sự khó chịu và làm tan các cơn nấc.
·Bịt tai: Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân dùng các ngón tay bịt chặt tai trong vài giây khi bị nấc. Cách làm này khá hiệu quả bởi các dây thần kinh phế vị cũng liên quan tới hệ thống thính giác. Bằng cách kích thích đầu cuối dây thần kinh tại vùng tai, các dây thần kinh phế vị hoạt động tích cực. Tuy nhiên, việc ấn tay phải hết sức nhẹ nhàng và không được đặt  quá sâu vào trong tai.
·Tạo cảm giác giật mình sợ hãi: Mẹo chữa nấc này thường được sử dụng đối với trẻ nhỏ. Cơn giật mình sợ hãi bất ngờ có thể kích thích đột ngột vào dây thần kinh phế vị, nhờ đó chấm dứt nhanh chống cơn nấc.
·Uống nhiều nước: Một cách chữa nấc khá phổ biến đó là uống một cốc nước thật to khi bị nấc. Cách làm này sẽ gây ngắt quãng tình trạng nấc liên tiếp và nhờ đó giữ lặng các dây thần kinh.
·Kéo lưỡi: Khi trẻ bị nấc, bạn có thể đùn lưỡi ra ngoài hết cỡ và giữ trong vài giây. Cách này có tác dụng làm giãn các cơ trong miệng và mang tai, từ đó kích thích đến các dây thần kinh phế vị nên cơn nấc được chấm dứt.
·Cù buồn: Dùng một tăm bông để khua nhẹ trên vòm miệng tạo cảm giác buồn nhồn nhột sẽ có tác dụng chữa mẹo nấc, làm cho người bị nấc quên đi cơn nấc và chứng nấc sẽ tự khỏi.
·Nín thở: Khi bị nấc, có thể dùng tay bịt mũi trong vài giây để ngăn cơn nấc. Khi bịt mũi, miệng ngậm lại để không khí không thoát ra ngoài, giống như chuẩn bị nhảy xuống bể bơi. Ngay khi cơn nấc dừng lại, hãy hít một hơi thật sâu rổi thở đều để kích thích máu lưu thông lên não.
·Đập túi giấy: Một cách gây giật mình khác, đó là thổi một túi giấy căn phồng, sau đó đập mạnh để phát ra tiếng nổ to bên tai. Cách chữa mẹo này sẽ tạo âm thanh kích thích các dây thần kinh thính giác lan truyền rung động tới các dây thần kinh phế vị chấm dứt nấc.
·Ăn chậm lại: Ăn quá nhanh cũng là một trong những nguyên nhân gây nấc. Lý do, khi ăn nhanh, thức ăn không được nhai kỹ, tạo nên nhiều khe hở và không khí trong thức ăn theo vào dạ dày. Đây chính là nguyên nhân tác động đến hoạt động của dây thần kinh phế vị, gây nấc.
·Để thoát khỏi cơn nấc cục, bạn cần làm tăng lượng thán khí (CO2) trong máu vì thán khí làm giảm nấc cục, dưỡng khí (O2) làm tăng nấc. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách trong lúc bị nấc, hít thử một hơi không khí đầy buồng phổi và sẽ thấy một cái nấc cục tiếp nối ngay sau hơi thở này. Nuốt khô một muỗng cà phê đường. Việc này thường chặn đứng chứng nấc cục chỉ trong một vài phút. Đối với trẻ em, có thể cho uống nửa muỗng cà phê đường pha vào 120 ml nước.
·Ngược đầu lại và uống một ly nước: Lấy một ly nước lạnh, khum người tới trước và uống ly nước ngược. Nói đơn giản hơn là: Hãy uống một ly nước bằng mép ly đối diện với bạn. Thông thường, khi uống nước, bạn uống ở mép ly gần với bạn hơn, và môi trên bạn nằm trong vòng tròn của vành ly. Khi nấc cục, hãy uống ở mép ly bên kia, sao cho môi dưới bạn nằm trong vòng tròn của vành ly.
·Bơm hết không khí ra khỏi buồng phổi: Hãy dồn hết không khí ra khỏi phổi thật chậm và đều. Bạn sẽ thấy hơi ngộp thở, nhưng hãy cố giữ lại vài mươi giây.
·Dùng hai ngón tay trỏ của hai bàn tay nhét chặt vào hai lỗ tai chừng nửa phút. Hành động này kích thích hệ thần kinh và làm hết nấc cục (mẹo vặt này có kết quả trên 95% tổng số bệnh nhân).
Ngoài những phương pháp rất hữu hiệu kể trên (có tác dụng trên hầu hết số bệnh nhân), bạn cũng có thể thử các mẹo vặt dưới đây với hiệu quả khoảng 50%: Há miệng ra và nhìn sâu vào, bạn sẽ thấy có một cục tròn treo ngay giữa thành trên của cổ họng, đó là lưỡi gà. Dùng một muỗng cà phê nâng cục này lên vài lần, có thể hết nấc cục. Dùng bông gòn quấn vào đầu đũa, nhẹ vào vòm trên của miệng (vòm khẩu cái), âm phần cứng và mềm gặp nhau. Nhai và nuốt một miếng bánh mì khô. Hoặc có thêm nhiều cách khác như: để hết nấc, bạn có thể lấy một cục đá lạnh để ngậm và mút cho đến khi cơn nấc biến mất. Ngồi chồm hổm, tựa mạnh ngực trên hai đầu gối cũng là giải pháp hữu hiệu. Ngoài ra, ăn quá nhiều cũng có thể dẫn tới hiện tượng nấc. Để khắc phục tình trạng nấc do hoạt động của dây thần kinh phế vị bị dừng lại, nên nhai thật kỹ thức ăn và nuốt  từ từ để làm giảm lượng khí đi vào dạ dày.
·Tránh ăn gia vị: Bột ớt, tiêu và nhiều loại gia vị trong thức ăn cũng có thể khiến cho cơn nấc trở nên khó chấm dứt hơn. Lý do, các loại gia vị có thể gây ra tình trạng khó chịu, khó tiêu trong dạ dày. Một số loại gia vị còn tạo sự khó chịu từ thực quản xuống dạ dày và trào lên thực quản, gây nấc.
·Tránh uống đồ có cồn: Đồ uống có chứa cồn có thể gây kích thích thực quản và dạ dày. Khi uống các loại đồ uống có chứa cồn với một lượng lớn có thể khiến thực quản làm việc nhiều, bị giãn nở và đây cũng là nguyên nhân gây nấc.
Một số thái độ xử trí khác có thể hữu ích
Để hết nấc, bạn có thể lấy một cục đá lạnh để ngậm và mút cho đến khi cơn nấc biến mất. Ngồi chồm hổm, tựa mạnh ngực trên hai đầu gối cũng là giải pháp hữu hiệu. Để thoát khỏi cơn nấc cụt, bạn cần làm tăng lượng thán khí (CO2) trong máu vì thán khí làm giảm nấc cụt, dưỡng khí (O2) làm tăng nấc. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách trong lúc bị nấc, hít thử một hơi không khí đầy buồng phổi và sẽ thấy một cái nấc cụt tiếp nối ngay sau hơi thở này.
·Nuốt khô một muỗng cà phê đường. Việc này thường chặn đứng chứng nấc cục chỉ trong một vài phút. Đối với trẻ em, có thể cho uống nửa muỗng cà phê đường pha vào 120 ml nước.
·Ngược đầu lại và uống một ly nước: Lấy một ly nước lạnh, khum người tới trước và uống ly nước ngược. Nói đơn giản hơn là: Hãy uống một ly nước bằng mép ly đối diện với bạn. Thông thường, khi uống nước, bạn uống ở mép ly gần với bạn hơn, và môi trên bạn nằm trong vòng tròn của vành ly. Khi nấc cục, hãy uống ở mép ly bên kia, sao cho môi dưới bạn nằm trong vòng tròn của vành ly.
·Bơm hết không khí ra khỏi buồng phổi: Hãy dồn hết không khí ra khỏi phổi thật chậm và đều. Bạn sẽ thấy hơi ngộp thở, nhưng hãy cố giữ lại vài mươi giây.
·Dùng hai ngón tay trỏ của hai bàn tay nhét chặt vào hai lỗ tai chừng nửa phút. Hành động này kích thích hệ thần kinh và làm hết nấc cục (mẹo vặt này có kết quả trên 95% tổng số bệnh nhân).
·Ngoài những phương pháp rất hữu hiệu kể trên (có tác dụng trên hầu hết số bệnh nhân), bạn cũng có thể thử các mẹo vặt dưới đây với hiệu quả khoảng 50%:
·Há miệng ra và nhìn sâu vào, bạn sẽ thấy có một cục tròn treo ngay giữa thành trên của cổ họng, đó là lưỡi gà. Dùng một muỗng cà phê nâng cục này lên vài lần, có thể hết nấc cục.
·Dùng bông gòn quấn vào đầu đũa, nhẹ vào vòm trên của miệng (vòm khẩu cái), âm phần cứng và mềm gặp nhau.
·Nhai và nuốt một miếng bánh mì khô.
Một số thức ăn có thể giúp bạn cải thiện chứng nấc cụt
Đường (đây là phương pháp phổ biến nhất tuy chưa có chứng cứ khoa học nào chứng minh về hiệu quả thực sự của nó. Nuốt trộng 1 một muỗng nhỏ đường;  các hạt đường li ti sẽ “cù” nhẹ lên thực quản, tạo động cơ để các dây thần kinh cơ hoành  hoạt động trở lại bình thường), Hạt mè (tương tự như phương pháp nuốt đường, hiệu quả của phương pháp này nằm ở các thành phần li ti của hạt mè); Chanh (húp một muỗng giấm hoặc ngậm một lát chanh. Các chuyên gia lý giải rằng phản xạ có điều kiện của con người khi ăn chua thì việc nuốt nước miếng và hơi thở sẽ kéo dài và chậm hơn, nhờ vậy có tác dụng ngắt các cơn nấc cụt); Bơ đậu phộng (trong bơ đậu phộng không có chất đặc biệt có thể trị nấc cụt. Mấu chốt nằm ở độ dính của bơ. Khi nhai, răng bị dính chặt bơ, bạn sẽ phải vừa nhai vừa dùng lưỡi lừa và liếm răng cho sạch. Động tác này làm gián đoạn quy trình nuốt và thở, cho các dây thần kinh cơ hoành thời gian để ổn định trở lại). Mật o­ng (có tác dụng xoa dịu phế quản. Hãy hòa một muỗng mật o­ng với nước ấm mỗi khi gặp phải cơn nấc cụt bướng bỉnh). Sô cô la (ăn trực tiếp một muỗng bột ca cao hay ovantine; tương tự như công dụng của việc nuốt đường và hạt mè, khi chúng ta bị “nghẹn” các cơn co rút của cơ hoành sẽ chậm lại.
Bé sơ sinh bị nấc cụt có phải là bệnh?
Nấc cụt ở bé thường xảy ra sau khi ăn, do dạ dày bị căng giãn vì quá nhiều hơi hoặc thức ăn. Để có thể ngăn ngừa tình trạng này, các bà mẹ chỉ cần cho bé ăn – bú đúng giờ trước khi bé quá đói và không nên để quá no. Bé bú mẹ bị nấc thường do nuốt quá nhanh hay nuốt cả không khí. Nếu cho bé bú bình, các bà mẹ nên tìm cho trẻ loại núm vú có thể điều chính tốc độ chảy của sữa.
Ngoài ra, nấc cụt ở bé còn có thể do trào ngược dạ dày – thực quản, viêm phổi hay bị phản ứng thuốc. Nấc cụt là hiện tượng hết sức bình thường và hay xảy ra đối với bé sơ sinh, nhất là vào những tháng đầu sau sinh và sẽ giảm hẳn sau 1 tuổi. Vỗ hay vuốt lưng cho trẻ ợ hơi hoặc để cho bé ngậm, mút một cái gì đó.
Nấc cụt do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành, tuy nhiên dấu hiệu này cũng thể do một số bệnh lý như thoát vị cơ hoành, áp xe dưới hoành hoặc các bệnh phổi, tim, thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết… Do vậy nếu bé nhà em bị nấc cụt kéo dài thì tốt nhất em nên cho bé đi khám chuyên khoa Nhi, tại đây bé sẽ được khám trực tiếp và điều trị đúng phương pháp nhất.
Theo các chuyên gia, tình trạng nấc cụt thường xảy ra khi bạn làm hai việc cùng một lúc, như cười hoặc nói trong lúc ăn và uống.Cũng giống như triệu chứng nhảy mũi hoặc nghẹt mũi, nấc cụt rất thường xảy ra ở những đứa bé sơ sinh trong khi đang ăn. Rất hiếm trường hợp nấc cụt có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, vài người có thể chịu đựng tình trạng nấc cụt hàng tháng. Trong các trường hợp như thế, điều cần thiết là bạn phải đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.
Nấc cụt thường xảy ra một cách bất ngờ bởi tình trạng căng cơ hoành (nhóm cơ ở phía dưới phổi thường được sử dụng trong quá trình hô hấp, giúp đưa không khí vào phổi). Ngay sau khi cơ hoành bắt đầu vận động, nắp thanh quản (một cái nắp trong ống khí có tác dụng giúp ngăn cản thức ăn và thức uống không để đi xuống phổi) đóng kín đường ống khí, gây nên âm thanh “hic”. Tình trạng này được các nhà chuyên môn giải thích là nguyên nhân gây nấc cụt. Nói một cách đơn giản, nấc cụt xảy ra khi chúng ta nuốt quá nhiều không khí vào bao tử.
Nấc cụt rất thường xảy ra ở những đứa bé trong lúc đang ăn hoặc sau khi ăn xong. Tình trạng nấc cụt có thể xảy ra thường xuyên ở trẻ sơ sinh vì chúng thường có khuynh hướng nuốt nhiều không khí khi đang ăn. Bạn cần nhớ, triệu chứng nấc cụt không phải là tình huống nguy hiểm và bạn không cần phải ngừng cho trẻ ăn khi chúng bị như thế. Bạn chỉ cần thực hiện theo những bước đơn giản để trị tình trạng nấc cụt cho bé ngay cả trong lúc bé đang ăn.
Dưới đây vài lời khuyên của các chuyên gia nhằm giúp bạn chữa tình trạng nấc cụt ở bé:
- Bế bé dựa bụng vào vai bạn rồi dùng bàn tay vỗ nhẹ vào phần lưng của bé. Hầu hết mọi đứa bé đều có khuynh hướng nuốt nhiều không khí trong khi ăn, tình trạng này gây nên đầy hơi ở bao tử, dẫn đến nấc cụt. Vì thế, việc dùng bàn tay vỗ nhẹ vào phần lưng của bé có thể giúp bé hết nấc cụt.
- Vài đứa bé cũng có thể nạp vào bao tử nhiều không khí trong khi bú bình nếu lỗ trên đầu núm quá lớn. Theo các chuyên gia, lỗ trên đầu núm vú cần phải nhỏ từng giọt, chứ không được chảy quá nhanh. Nhờ thế sẽ không cho phép lượng không khí mà bé nuốt vào bao tử quá nhiều trong khi bú bình, giúp ngăn ngừa nấc cụt.
- Có một sự ngộ nhận rằng, bạn không nên cho bé ăn vào lúc bé đang nấc cụt. Các chuyên gia cho biết, điều này hoàn toàn không đúng và vì thế, bạn không cần trì hoãn quá trình ăn của bé khi bé bị nấc cụt. Vì nấc cụt không tạo ra bất cứ vấn đề gì về sức khỏe trong lúc bé đang ăn.
- Nếu trong những tháng đầu sau khi sinh đứa bé thường xuyên bị nấc cụt, đó có thể là do bạn cho bé ăn quá no. Theo các chuyên gia, bạn nên cho bé ăn nhiều bữa trong ngày cách đều nhau. Trong trường hợp bạn nhận thấy bé đã ăn quá nhiều, hãy bắt đầu cho bé ăn theo nhu cầu của chúng hơn là theo thời biểu do bạn tạo ra. Bạn đừng nên bao giờ ép bé ăn nhiều hơn nhu cầu của chúng.

Một số tài liệu tham khảo

1.VNExpress, Nấc cụt có phải là bệnh?, 15/1/2006
2.Straus, C. (2003 Feb). "A phylogenetic hypothesis for the origin of hiccough". BioEssays 25 (2): 182–188.
3."Survivor of 68-Year Hiccup Spell Dies. Omaha World - Herald, 05 May 1991, Sunrise Edition: 2.B.
6."Fish Out of Water", Neil Shubin, Natural History, February 2008 issue, pages 26-31 - hiccup related to reflex in fish and amphibians

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhiều người xem

Mời coi thêm