Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Khẩu trang chống bụi, diệt khuẩn.????????????



Loại khẩu trang này có đạt chất lượng như quảng cáo in trên bao bì?

Chỉ cần ghé vào một tiệm thuốc tây hỏi mua một chiếc khẩu trang chống bụi, diệt khuẩn. Người bán hàng sẽ tư vấn hàng chục loại khẩu trang khác nhau với các nhãn hiệu Vimax, Kissy, O2, Leo, Eross…được bổ sung các loại vật liệu như than hoạt tính, sợi hoạt tính. Theo công dụng được ghi trên bao bì của sản phẩm, khẩu trang Kissy có khả năng lọc sạch không khí; ngăn bụi, khí độc như SO2, CO2, H2S …

Để tăng tính thuyết phục, trên bao bì còn nêu quảng cáo Bằng độc quyền sáng chế do Cục sở hữu trí tuệ cấp; Giấy chứng nhận kiểm nghiệm tại Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; Chứng nhận sản phẩm duy nhất được Bộ Y tế khuyên dùng…. Thế nhưng, loại khẩu trang này có mang lại lợi ích cho người dùng?

Không thể ngăn bụi, khí độc

PGS.TS Phạm Văn Nho, khoa Vật lý (Trường Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), cho biết than hoạt tính là loại vật liệu có khả năng hấp thụ tốt bởi diện tích bề mặt khá lớn so với khối lượng chung. Nó có thể ngăn cản và giữ lại bụi và khí độc nhưng khả năng đó nhanh chóng bị bão hòa và khi đã bị bão hòa thì hoàn toàn vô tác dụng, không hơn các khẩu trang thông thường.

Quảng cáo trên bao bì sản phẩm Kissy (Ảnh: M. Cường)

Đối với các loại khẩu trang sợi hoạt tính, về mặt công dụng không bằng than hoạt tính vì nó không có khả năng hấp thụ gì cả. Than hoạt tính thành phần chính của nó là cacbon, còn sợi hoạt tính thực chất chỉ là là các sợi bông hóa học có tẩm than hoạt tính và được các doanh nghiệp gọi là sợi hoạt tính cho tăng thêm độ hấp dẫn, ly kỳ.

Gọi đúng thì phải gọi là sợi than hoạt tính.. “Một chiếc mặt nạ chống độc chuyên dụng chứa hàng ký than hoạt tính nhưng cũng chỉ có tác dụng trong vòng 20 phút, trong khi lượng than hoạt tính hay sợi hoạt tính trong mỗi chiếc khẩu trang không đáng bao nhiêu nên việc phát huy tác dụng cũng hầu như không có” PGS Nho nói.

Bóc từng lớp khẩu trang Kissy, TS Đặng Quốc Nam, viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) nhận định.

“Do kích thước lỗ giữa các sợi vải khá lớn, mắt thường vẫn có thể nhìn thấy nên chỉ có thể lọc được từ 5-15% bụi và vi khuẩn. Như vậy còn 85-95% lượng bụi và vi khuẩn vẫn có khả năng vào được cơ thể. Cũng cần lưu ý rằng, sau 1 vài lần giặt khẩu trang này sẽ không còn nhiều tác dụng lọc bụi do trong quá trình giặt đã làm xô lệch liên kết giữa các sợi với nhau, tạo thành những lỗ hổng lớn hơn”, TS Nam cho biết.

Chưa có tiêu chuẩn chung cho khẩu trang

Để làm rõ việc một số loại khẩu trang có được cấp bằng độc quyền sáng chế theo như khẳng định trên bao bì sản phẩm không, phóng viên đã mang một chiếc khẩu trang nhãn hiệu Kissy tới Cục sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN). Sau một hồi tìm kiếm, ông Phạm Phi Anh, phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nhận định, không tìm thấy khẩu trang Kissy được cấp bằng độc quyền sáng chế trên đăng bạ website của cục.
“Chưa cần biết khẩu trang này có được cấp bằng độc quyền sáng chế thật hay không nhưng trên bao bì sản phẩm không ghi rõ số hiệu văn bằng, ngày tháng cấp là mập mờ, khiến người tiêu dùng có tâm lý nghi ngờ, vi phạm luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ”.

Khẩu trang là sản phẩm phổ biến (Ảnh: M. Cường)

Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa - (Tổng cục Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng (TC-ĐL-CL) - Bộ KH-CN cho biết, Tổng cục không cấp chứng nhận đối với các sản phẩm có liên quan đến chống độc, chống vi khuẩn, vi rút.

TS Đặng Quốc Nam khẳng định, hiện nay Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn chung cho khẩu trang. Điều này cũng có nghĩa các loại khẩu trang lọc bụi, khí độc của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong nước, cũng như các loại khẩu trang y tế, khẩu trang dân dụng cả trong nước lẫn hàng nhập khẩu đều không có chuẩn để đánh giá. Từ đó, tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp quảng cáo tùy thích.

Tuy nhiên, theo ông Kim Đức Thụ, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật TC-ĐL-CL 1 (Tổng Cục TC-ĐL-CL) thì đối với những sản phẩm chưa có tiêu chuẩn chung, các doanh nghiệp sản xuất sẽ đưa ra tiêu chuẩn cơ sở. Khi xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cũng phải có hội đồng khoa học thẩm định, đánh giá theo luật tiêu chuẩn, quy chuẩn. Nếu tiêu chuẩn chỉ đưa ra mà không có hội đồng thẩm định thì sẽ không thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

Theo Đất Việt


____________________________________________






Thực phẩm chức năng chữa bách bệnh nan y ????


Mặc dù không có chức năng chữa bệnh nhưng qua sự “phù phép” của nhiều người bán hàng, thậm chí là chỉ định của các bác sĩ, thực phẩm chức năng (TPCN) đã và đang trở thành “thuốc” chữa bách bệnh nan y.

Theo khảo sát của PV Thanh Niên, trên thị trường hiện có hàng trăm loại TPCN được quảng cáo là có công dụng điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Nhiều TPCN trên nhãn hay hướng dẫn sử dụng chỉ ghi chung chung nhưng khi tư vấn thì người bán hàng, đa số là các dược sĩ lại “chắc như đinh đóng cột” chúng dùng chữa bệnh ung thư (!).

Trị đủ loại ung thư?!

Dạo một vòng qua các hiệu thuốc gần cổng cơ sở 2 Bệnh viện (BV) K (xã Tam Hiệp, H.Thanh Trì, Hà Nội), khách sẽ thấy hoa mắt vì đủ loại tờ rơi, poster quảng cáo các loại TPCN “đặc trị” ung thư được bào chế từ linh chi, trái nhàu, sâm…

Tại một hiệu thuốc, sau khi chúng tôi nói có người nhà mắc bệnh ung thư cần tìm thuốc điều trị, không cần biết mắc ung thư gì, người bán hàng lập tức “khuyên dùng” TPCN Sun Ginseng. Theo chị ta, đây là “thuốc” cực tốt bào chế từ hồng sâm của Hàn Quốc, có khả năng ngừa tế bào ung thư, chống tái phát ung thư, bảo vệ tế bào não… “Thuốc này người bệnh ở đây nhiều người mua lắm, người nhà em chỉ cần uống vài hộp là có chuyển biến ngay”, người bán hàng giới thiệu.

Tại một hiệu thuốc khác trưng tấm poster TPCN Agel UMI bự chảng còn ghi rõ sản phẩm này chuyên trị các bệnh ung thư về gan, vú, vòm họng, xương, đại tràng, tử cung, lưỡi…

Cũng tại khu vực này, nhiều loại TPCN như Noni còn được các dược sĩ, chủ hiệu thuốc “chỉ định” trên các biển quảng cáo: “dùng kết hợp trong quá trình phẫu thuật, truyền hóa chất, xạ trị…” để “làm teo, hạn chế sự phát triển khối u”. Theo người bán hàng, bất cứ bệnh ung thư nào cũng có thể sử dụng được sản phẩm này.

Ông Lê Đình Quang, 54 tuổi, quê ở Phú Thọ, đang điều trị bệnh ung thư vòm họng tại BV K, cho biết qua 3 tháng điều trị ông đã dùng ít nhất 3-4 loại TPCN khác nhau, có loại do bác sĩ kê đơn, có loại do người bán thuốc tư vấn hoặc do người thân mách. Dù tiền mua TPCN đã tròm trèm 20 triệu đồng, bệnh tình chưa chuyển biến gì nhiều nhưng ông vẫn đinh ninh “nhiều người mắc ung thư như tôi dùng rồi, họ nói tốt lắm, bác sĩ, y tá cũng khuyên thì mình cứ dùng, có bệnh thì phải vái tứ phương thôi”.

“Bác sĩ kê đơn rồi không mua sao được”

Tiết tháng 7, cả Hà Nội nóng hầm hập như chảo rang, trong khuôn viên BV K (43 Quán Sứ, Q.Hoàn Kiếm) càng bức bối hơn khi hàng trăm người đứng ngồi la liệt, vẻ mặt ai nấy lộ rõ vẻ mệt mỏi, căng thẳng. Chúng tôi chú ý tới một phụ nữ tất tả, tay cầm đơn thuốc chạy đi chạy lại nhiều nơi, gặp ai cũng hỏi nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Quệt vội lớp mồ hôi lấm tấm trên mặt, chị Tuyết (tên người phụ nữ) kể đang tìm mua thuốc cho chồng, anh Bùi Thanh Phong, 51 tuổi ở Yên Bái, bị ung thư vòm họng. “Tôi cứ tưởng bác sĩ đã kê đơn thì nhà thuốc BV có bán, nhưng hỏi thì họ lại nói không có, cũng không biết chỗ nào bán”, chị nói.

Theo đơn chị Tuyết cầm thì thuốc được kê là: “Đông Trùng Hạ Thảo 2 lọ, ngày uống 4 viên chia 2”. Theo chỉ dẫn của chúng tôi, chị Tuyết đi lòng vòng mấy hiệu thuốc trước BV K rồi cũng mua được 2 lọ với giá 900 ngàn đồng. “Bệnh nan y nên thuốc nào cũng đắt chú ạ, nhà tôi từ khi phát bệnh đến giờ cũng đi ngót cả trăm triệu tiền thuốc rồi mà không biết có ăn thua gì không”, chị Tuyết kể.

Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo hộp thuốc, chúng tôi hỏi chị: “Loại này chỉ hỗ trợ điều trị một số bệnh về gan, phổi, tim mạch, ung thư dạ dày chứ có trị được bệnh chồng chị đâu mà mua?”. Nghe vậy, chị Tuyết thật thà: “Nào tôi có biết gì về thuốc thang đâu, bác sĩ kê rồi thì phải mua thôi, không mua thì chồng lại nghĩ là mình tiếc tiền, khổ lắm”.

Từ H.Nghi Lộc, Nghệ An, ông Nguyễn Quang Thành, 63 tuổi ra cơ sở 2 BV K để điều trị ung thư thực quản. Do BV quá tải, ba bố con ông Thành thuê một phòng trọ xế bên cổng viện với giá 120 ngàn đồng/ngày đêm để “chờ lúc nào có người cũ ra thì tôi vào”. “Tiền ở tiền ăn, tiền thuốc men nhiều vô kể, cũng may tôi có bảo hiểm 80% nên đỡ được một phần. Nhưng khiếp nhất là mấy loại thuốc bác sĩ kê mà nhà thuốc BV không có, phải đi mua ngoài”, ông Thành tâm sự.

Loại "thuốc" mà ông Thành muốn nói đến là TPCN có tên White L-Glutathione. “Mỗi lọ bé tí mà hơn 1,6 triệu đồng, mỗi lần kê đơn là 2 lọ. Nhiều người nói loại này không có tác dụng chữa bệnh nhưng bác sĩ thì nói nó có tác dụng ngăn ngừa làm chậm tế bào ung thư, không lẽ bác sĩ nói mà mình không tin”, ông Thành bày tỏ.

Móc túi người bệnh!

Ông Bùi Thống, một trình dược viên nay đã giải nghệ, cho biết nắm bắt được tâm lý những người mắc bệnh nan y thường không tiếc tiền mua thuốc với hy vọng kéo dài sự sống nên các doanh nghiệp kinh doanh TPCN đã tung rất nhiều chiêu để móc túi người bệnh. Một trong những chiêu có hiệu quả nhất là “khoanh vùng” các BV, khu vực có đông người khám chữa bệnh ung thư rồi hợp tác với các dược sĩ, bác sĩ tư vấn cho người bệnh, bán được sản phẩm thì chia hoa hồng. Một mặt, họ tung các quảng cáo tờ rơi, cho người rỉ tai truyền miệng về công dụng sản phẩm…

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục phó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế, khẳng định TPCN chỉ có tác dụng hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng, không có tác dụng chữa bệnh thay thế cho thuốc chữa bệnh. Thế nhưng, hiện có nhiều doanh nghiệp quảng cáo không đúng sự thật, lập lờ về các tính năng tác dụng sản phẩm nhằm mục đích bán được nhiều. Ông Phong cũng thừa nhận tình trạng: “Đã có những doanh nghiệp sử dụng các bác sĩ, cán bộ trong ngành y tế để đi quảng cáo hoặc bán sản phẩm, điều này đã gây ra sự ngộ nhận cho người tiêu dùng”.

Ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN, cũng khẳng định: "TPCN không thể chữa bệnh nào hết, với ung thư thì càng không. Nếu người nào nói dùng TPCN để chữa bệnh thì phải đem ra mà chém đầu! Bộ Y tế đã từng có Tháng hành động vì chất lượng ATVSTP với chủ đề: Hiểu đúng, làm đúng và dùng đúng về TPCN”. Đáng lưu ý, ông Đáng cảnh báo: “Theo tôi, hiện chí ít cũng phải 30% TPCN không đạt yêu cầu về hoạt chất. Chúng ta lâu nay có kiểm tra chất lượng thì cũng chỉ loanh quanh về mức độ an toàn của sản phẩm: kim loại nặng, nấm mốc chứ hầu như chưa kiểm tra được hoạt chất”.

Thái Sơn - Liên Châu



________________________________________





Bài thuốc chống tai biến ???



Gần đây, thông tin về cái gọi là “bài thuốc chống tai biến” được lan truyền rộng rãi trên mạng, phát tán nhiều nơi dưới hình thức tờ rơi và truyền miệng. Nhiều người đã thực hành bài thuốc này với niềm tin đang được dùng “thần dược”.

Với khuyến cáo “xin làm ngay kẻo trễ”, bài thuốc cho rằng chỉ cần dùng hạnh nhân 10g, chi tử 10g, đào nhân 10g, nếp 10 hột, tiêu 10 hột, tất cả đâm nhuyễn, trộn đều. Tối trước khi ngủ, trộn thêm lòng trắng một quả trứng gà. Sau đó đắp vào lòng bàn chân, lấy vải bó lại (nam đắp bên trái, nữ đắp bên phải). Để qua đêm, nếu ra màu xanh cửu long (xanh biển) là bệnh hết và “chỉ cần đắp một lần trong đời”. Bài thuốc còn lưu ý, nếu bị tai biến giật méo miệng, lưỡi co rút không nói được, thì lấy kim châm hai dái tai, nặn máu ra, sẽ trở lại bình thường; nếu bị tai biến xụi chân, tay thì lấy kim châm mười đầu ngón tay, nặn máu ra, sẽ trở lại bình thường.

Nguồn gốc bài thuốc không rõ ràng

Trong y học cổ truyền phương Đông, việc dùng thuốc bôi, xoa, đắp, dán... lòng bàn chân đã có lịch sử lâu đời, được xếp vào nhóm phương pháp ngoại trị, có tên gọi Túc trị liệu pháp. Thật khó có thể kể hết các phương thuốc bó đắp lòng bàn chân để ngăn ngừa và chữa trị một số chứng bệnh của y học cổ truyền, trong đó có trúng phong, căn bệnh tương ứng với bệnh lý đột quỵ hay tai biến mạch máu não của y học hiện đại.

Tuy nhiên, tìm trong rất nhiều sách và tài liệu, ví như Tuệ Tĩnh toàn tập, Hải Thượng y tông tâm lĩnh, Y tông kim giám, Trung Quốc dân gian ngoại trị đại toàn, Đương đại trung dược ngoại trị lâm sàng đại toàn, Dân gian trị bệnh tuyệt chiêu đại toàn, Trung y dân gian liệu pháp đại toàn, Kim nhật trung y nội khoa, Trung Quốc túc phản xạ liệu pháp, Não bệnh bí phương toàn thư... chúng tôi không thấy có “bài thuốc chống tai biến” nào như đã nêu trên. Ngay cả một kinh nghiệm dân gian truyền miệng thì vẫn phải có năm, tháng; được lưu truyền tại một vùng đất, một địa phương nhất định và chí ít phải được nhiều người, trong đó có các chuyên gia, biết đến. Trong khi đó, “bài thuốc chống tai biến” lại không thấy có nội dung nào nhắc đến những cơ sở để minh thị có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Không có căn cứ khoa học xác đáng

Trong y học cổ truyền, chẳng bao giờ có một bài thuốc nào chỉ cần đắp lòng bàn chân một lần lại có khả năng “chống” (chữa) một chứng bệnh cấp tính, nguy hiểm như trúng phong, kể cả công năng phòng bệnh. Ở Nhật, người ta đã bào chế các miếng dán có tẩm dược liệu thiên nhiên nhằm giúp cơ thể đào thải các chất độc qua da ở lòng bàn chân, cũng phải sử dụng với liệu trình nhiều tuần, nhiều tháng mới đạt hiệu quả ở mức độ nhất định.

Xét về mặt cấu trúc, các vị thuốc trong “bài thuốc chống tai biến” không phải là những dược liệu thường dùng trong đông y để trị chứng trúng phong, ngoại trừ đào nhân có công dụng hoạt huyết thông mạch, nhưng để đạt tác dụng này thì cũng phải dùng với liệu trình nhất định. Châm nặn máu loa tai hoặc chích huyết các đầu ngón tay là những kỹ thuật cấp cứu trong y học cổ truyền có tác dụng khai khiếu tỉnh thần, giúp bệnh nhân hôn mê phục hồi ý thức, thoát tình trạng bại liệt chi thể tạm thời do mạch máu não co thắt. Người viết bài này cũng đã từng sử dụng biện pháp chích huyết cứu chữa cho một bệnh nhân bị méo miệng, bại nửa người phục hồi ngay trong những phút đầu tiên mắc bệnh, nhưng sau đó người bệnh vẫn phải nhập viện và tiếp tục sử dụng các biện pháp hạ huyết áp, điều chỉnh mỡ máu, đường máu... chứ không thể coi “là bệnh hết” như bài thuốc khẳng định. Hiện các kỹ thuật này cũng chỉ nên dùng trong hoàn cảnh “thuốc chưa có trong tay, thầy không có tại chỗ” hoặc phối hợp với các biện pháp cấp cứu, hồi sức tiên tiến của y học hiện đại.

Thông tin mà bài thuốc sử dụng như: chỉ đắp một lần trong đời là bệnh hết; sẽ trở lại bình thường sau một lần châm hoặc chích duy nhất… là điều hết sức phi lý và không có một căn cứ khoa học xác đáng. Bất cứ một loại thuốc, một phương pháp chữa bệnh nào dù tốt đến mấy, về phương diện khoa học y học, người ta cũng không bao giờ sử dụng những lời khẳng định như “đinh đóng cột” kiểu vậy. Lối dùng câu từ như thế chỉ thích hợp với những lang băm và những kẻ bán thuốc dạo vì mục đích trục lợi mà thôi!

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn
Trưởng khoa đông y,
bệnh viện Trung ương quân đội 108

Xin ngừng ngay kẻo trễ!

Tai biến mạch não hay đột quỵ não là bệnh nguy hiểm và thường để lại nhiều di chứng nặng nề. Cho đến nay, cả y học cổ truyền cũng như y học hiện đại chưa có loại thuốc nào hay kỹ thuật can thiệp nào chỉ dùng một liều, một lần duy nhất có thể chữa khỏi hoàn toàn. Đây là điều mà nhân viên y tế nào cũng phải biết và tư vấn kỹ lưỡng cho người bệnh. Việc loan truyền một bài thuốc hay một kỹ thuật không rõ nguồn gốc, chưa trải qua kiểm nghiệm lâu dài của thực tiễn lâm sàng, chưa được nghiên cứu khoa học nghiêm túc là việc làm hết sức nguy hiểm. Nó khiến người bệnh có thể vì cả tin mà mất cảnh giác, tự ý ngưng dùng thuốc và các biện pháp khác, để rồi khi nhận ra thì bệnh đã rất nặng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong một cách oan uổng.

Vậy nên, có lời khuyên mọi người, đừng tin một cách quá dễ dãi với những bài thuốc và phương pháp trị bệnh không rõ nguồn gốc. Nếu muốn dùng, hãy tìm đến các cơ sở y tế và những thầy thuốc có chuyên khoa để được tư vấn đầy đủ. Lời khuyến cáo “xin làm ngay kẻo trễ” của bài thuốc chống tai biến nên được đổi lại “xin ngừng ngay kẻo trễ”!



______________________________________





Đừng tin con bổ củi!



http://www.ctu.edu.vn/colleges/aquaculture/aquafishdata/newsmenu/data2/bocui.jpghttp://ngoisao.net/news/thoi-cuoc/2005/05/3b9b1720/bo%20cui2.jpg

Ở đâu có 3 người đàn ông trò chuyện phút trà dư tửu hậu, thế nào họ cũng bàn đến con bổ củi. Đó là hiện tượng của những ngày gần đây (dù có thể nói hơi quá). Bổ củi ngâm rượu, một loại thuốc mới phát hiện đang được coi là thần dược bổ sức cho đàn ông khó có loại nào sánh kịp. Bổ củi, nghe thật hấp dẫn. Nhưng...

Gom 1.000 con bổ củi: Chuyện không dễ

Hình như đã là đàn ông, thì dù có khỏe mạnh (hoặc không được khỏe) hễ cứ nghe đến thứ bổ “chuyện đó” là đều không bỏ qua. Âu cũng là lẽ tham lam thường tình. “Chuyện đó” càng khỏe càng... ít. Cũng vì thế khi con bổ củi xuất hiện, lập tức nó làm xôn xao dư luận cánh đàn ông.

Không xôn xao sao được khi nó là thứ quen thuộc, giá rẻ bất ngờ (1.000 đồng/con); việc chế biến lại hết sức đơn giản: 1.000 con bổ củi, 10 lít rượu nếp, một thang thuốc Minh Mạng (không cần chính hiệu) vị chi 1.300.000 đồng; thêm một chút công sá 200.000 đồng. Tổng cộng có 1.500.000 đồng mà tăng cường sinh lực, giải quyết “chuyện ấy” ngon lành thì quả là quá rẻ.

Nhưng dễ kiếm, quá rẻ đó là chuyện hôm qua. Hôm nay, gom được 1.000 con bổ củi đã là rất khó khăn. Nhiều người đã cất công lần xuống tận chợ Phụng Hiệp (Cần Thơ) tìm đến các vựa, mua tận gốc. Nhưng các chủ vựa buôn bán động vật ở đây đều lắc đầu: “Mấy hôm rày, người TP xuống lùng mua, bổ củi đang hút hàng, giá 1.800-2.000 đồng một con mà kiếm không ra”. Có người may mắn, mua gom gần chục sạp cũng chỉ được vài trăm con. Song ác một nỗi, cái con số 1.000 con bổ củi đã thành định lượng chuẩn của thang thuốc. Vài trăm con, chắc công lực không thể thâm hậu.

Lập luận kiểu... con bổ củi

Xung quanh con bổ củi có biết bao lập luận. Kẻ bênh vực, người phản bác đều có đủ niềm tin và chẳng ai chịu ai.

Hãy nghe nhóm bênh vực theo trường phái... trực quan đặt vấn đề: Con bổ củi chỉ dài chừng 3 cm. Vậy mà khi để ngửa, nó bật vụt một cái lên cao gần 1 mét. Một chiều cao gấp hơn 20 lần thân hình nó. Nếu con người mà cũng bật được một cú như thế thì sẽ vọt lên sân thượng của tòa nhà 8 tầng. Nào hãy tính đi. Với cái tố chất “sức bật” vô song ấy mà vận vào chuyện khỏe cái nọ, khỏe cái kia, thử hỏi còn cái gì phải nghi ngờ?

Tất nhiên là có ngay một lý giải mang tính khoa học bác lại lập luận trực quan trên. Đó là cơ chế khớp cổ với tính năng gấp khúc vuông góc cả hai phía của con bổ củi. Chính cơ chế này đã giúp cho chú bổ củi mỗi khi muốn lật úp, chỉ cần bập cái đầu xuống mặt phẳng, tạo nên sức bật lò xo, hất thân hình nó lên cao với những vòng quay tròn, tạo một đường bay đạn đạo. Do vậy mà con bổ củi vọt lên cao gấp 20 lần chiều dài của thân nó là chuyện không lạ.

Và cũng lại có ý kiến phản bác, nói: Gớm! Những cái bổ âm, bổ dương, tăng cường sinh lực, trên rừng dưới biển xưa nay các cụ đã phát hiện và truyền dụng đủ hết cả rồi. Làm gì có thứ nào thần dược sờ sờ ra như con bổ củi mà lại bị bỏ sót. Nhưng rồi cũng lại có ý kiến phản bác không kém lý: Cứ bảo ông cha ta đã phát hiện ra rất nhiều, nhưng tại sao không nghĩ là vì có nhiều quá, nên các cụ nhìn không xuể.

Con bổ củi tranh cãi là thế, nhưng đã có người tính chuyện làm ăn lớn. Một người bạn của tôi cho biết, anh có ông chú vốn liếng kha khá, thích làm ăn bạo, đang có ý tưởng đầu tư trang trại... nuôi con bổ củi. Chồn hương, sâu đuông, heo rừng, đến cả bò cạp bây giờ người ta đều nuôi được; sao bổ củi lại không.

Bổ củi thành... bổ ngửa

Quả là bổ củi chưa được phân tích cặn kẽ thật, nhưng phải công nhận rằng nó vẫn có sức hấp dẫn. Như một thứ quý hiếm, nó đang trở thành thứ đem cho, tặng và cả... kính biếu. Bổ củi dễ cho và cũng dễ nhận, vì nó không hề “trên mức tình cảm”.

Cũng đã có nhiều người uống thử “để xem sao”. Nhóm bạn tennis của tôi mỗi chiều đánh 3 trận, lưng chắc như cây gõ, chân guồng khắp sân không mỏi gối, nhưng cũng sẵn lòng thử nghiệm rượu bổ củi. Song, mấy ngày sau gặp lại, tất cả đều đồng thanh phàn nàn “chẳng thấy nó chuyển... động gì sất”. Riêng một anh bạn thân của tôi vốn tính điều độ, cẩn thận thì thú nhận: Trước bữa cơm tối, anh nhâm nhi vài ly rượu bổ củi (nó thơm, có mùi mật ong, rất dễ uống), rồi nằm... đọc báo và “cũng có ý chờ xem sao”. Kết quả, anh ngủ thẳng cẳng, ngáy vang nhà đến tận sáng bạch mới vươn vai mở mắt. Vợ anh cười, trách yêu: “Gớm, bố mày uống bổ củi thành bổ ngửa”.


Công hiệu còn nhiều nghi vấn

Đem chuyện con bổ củi ra trao đổi với lương y V.T.H ở Cổ Bi, huyện Gia Lâm (Hà Nội) chuyên chữa bệnh đàn ông; ông H. cười, nếu suy theo kiểu lấy tố chất của động vật ứng vào người thì hỏng to. Sao cái con khỉ, nó “làm trò khỉ” suốt ngày mà chẳng có gì bổ cho đàn ông. Sao có biết bao cây cỏ có sức sống mạnh mẽ, chịu được mọi môi trường khắc nghiệt mà không thành một vị thuốc dùng cho người. Các vị thuốc đông y chữa bệnh bao giờ cũng đủ yếu tố công - phạt - bổ. Chỉ uống thuốc để kích... động chuyện ấy mà không có bổ dưỡng, để ăn ngon miệng, để tạo tâm bình ổn thì sẽ rạc người đi chứ có báu gì. Sức đã kiệt thì làm sao tráng dương... Tất cả các loại động, thực vật khi dùng làm dược liệu đều phải được phân tích kỹ để biết được vị (đắng, chua cay, mặn, ngọt), tính (ôn, bình, hàn hay hỏa) và dược tính (kích thích vào bộ phận nào của phủ, tạng). Chưa thấy ai phân tích đầy đủ như trên về con bổ củi thì công hiệu của nó vẫn chỉ là ngẫu nhiên.

Nhấp chuột vào bên dưới để tải về máy xem

spvl_con_bua_cui_gay_chet_nguoi.pps



_____________________________________





Không nên dùng con tắc kè để làm thuốc




https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRY6X9gp1QxIyPsqKk3-cjn_swQOMBuKNgxGA-86T83iBQjxEJrUcu9ZQjFIqq-YyLpi2incu5I3J-R-himjPdZbTWZFAvAFyh_4VhP0PWwVeiQB5UqzW9YuDvkpWbzu192qa0HKFrKxRj/

Chính phủ Philippines khuyến cáo không nên dùng con tắc kè để làm thuốc, nói rằng dùng tắc kè để chế thuốc dân gian có thể mang lại những hệ quả tai hại.

Con tắc kè, một loại bò sát phổ biến tại các nước nhiệt đới, thường được dùng để chế thuốc dân gian để trị bệnh suyển, bệnh AIDS và các bệnh khác ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Tuy nhiên Bộ Y tế Philippines hôm thứ Sáu nói rằng không có chứng cớ nào cho thấy thuốc làm bằng tắc kè có lợi cho sức khỏe.

Bộ cảnh báo thêm rằng dùng thuốc dân gian như thế, sẽ khiến bệnh nhân không dùng đến những thuốc men đã chứng tỏ là hiệu nghiệm.

Bộ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Philippines hôm thứ Sáu cũng cảnh báo chống các hoạt động bắt, giết hay bán tắc kè. Làm việc này mà không có giấy phép có thể bị phạt tù hay phạt vạ khoảng 7.000 đô la.

Tin tức cho hay các hoạt động mua bán tắc kè rất thịnh hành, giá có thể lên đến 1.000 đô la một con nặng 300 gram.

Bộ Môi trường nói tắc kè là một động vật được bảo vệ vì sự hiện diện của con vật này cần thiết cho sự cân bằng của hệ sinh thái.

Con tắc kè có khả năng leo tường và leo cây, nó phát ra những tiếng động tương tự như tiếng tắc lưỡi với âm điệu cao, con vật này ăn muỗi và các loài côn trùng khác.

Có thể diệt trừ hẳn vi trùng gây loét và ung thư bao tử

Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy là có thể diệt trừ hẳn một loại nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra một chứng bệnh ung thư thường dẫn đến tử vong. Cuộc nghiên cứu cũng phản ánh những phức tạp của phương pháp này, nhất là khi những cách trị liệu khác nhau dường như có tác dụng khác nhau tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh0HVttJwhCFbpykN2dCJSUiRA9E2CjrYRXGD9tUxPlZorbnrBZxm4L57hEfagCXXyqtcQtimj1_SuWQCKZgpqdNIYy4rEeg-Tw7nkcoDrqezsTg6ls7YgthUImH3avs4YKMPz7g8pANHUv/

Hình: Getty Images/Hemera

H. pylori là một loại trùng hết sức thông thường trong đường ruột của nhiều người

H. pylori là một loại trùng hết sức thông thường. nó hiện diện trong đường ruột của phân nửa dân số trên khắp thế giới.

Thường thì nó không gây rắc rối. Nhưng đôi khi nó gây loét, và, H. pylori có liên hệ đến ung thư bao tử, loại ung thư gây tử vong nhiều thứ 2 trên thế giới.

Một phương pháp trị liệu với 3 loại thuốc trong vòng 2 tuần lễ cho đến nay được coi là cách chữa trị được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây tại châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ thấy rằng cách điều trị với 4 loại thuốc trong vòng từ 5 đến 10 ngày đã tỏ ra hiệu nghiệm hơn.

Nhưng, theo một cuộc nghiên cứu mới, thì nó lại không hiệu nghiệm đồi với các bệnh nhân châu Mỹ La tinh, theo lời ông Robert Greenberg thuộc trung tâm nghiên cứu ung thư Seattle:

Ông nói: “Và chúng tôi cũng khá ngạc nhiên khi thấy rằng, phương pháp dùng 3 loại thuốc ở đây tốt hơn phương pháp dùng 4 loại thuốc.”

Ông Greenberg đã sắp xếp một cách ngẫu nhiên 1.500 người tham gia thử nghiệm những cách trị liệu khác nhau.

Kết quả cho thấy phương pháp dùng 4 loại thuốc, rất hiệu nghiệm tại nhiều nơi khác, thì tại châu Mỹ La tinh, lại ít hiệu quả hơn so với cách dùng 3 loại thuốc.

Cuộc nghiên cứu kể trên được thực hiện tại 7 nơi thuộc 6 nước, Mexico, Nicaragua, Honduras, Costa Rica, Colombia và Chilê.

Trong một bài nghiên cứu đăng trong tờ “The Lancet”, ông Greenberg và các nhà khoa học cùng nhóm của ông giải thích rằng điều trị bằng cách kết hợp khác nhau các loại thuốc có những kết quả khác nhau có thể là do những khác biệt theo vùng về sức kháng thuốc của vi khuẩn H. pylori đối với các loại kháng sinh đặc biệt và những loại thuốc khác trong mỗi phương pháp trị liệu .

Hơn 87% số người thuộc nhóm được điều trị bằng 3 loại thuốc đã khỏi bệnh, một tỉ lệ thành công cho thấy khả năng có thể diệt tận gốc vi khuẩn H. pylori. Nhưng theo nhà khoa học Greenberg, đó không phải là một quyết định đơn giản.

Ông giải thích: “Tôi cho rằng mặc dù chúng tôi khẳng định việc diệt tận gốc H. pylori là điều khả thi, bản thân chúng tôi cũng chưa thể biết chắc là một chương trình diệt tận gốc có thể thực thi được không và thực hiện như thế nào.”

Vì lẽ H. pylori hoành hành nhiều hơn tại các nước đang phát triển, việc diệt tận gốc tại các nơi đó có vẻ hợp lý, cho dù ông Greenberg cùng nhóm khoa học gia của ông cũng chưa đoan quyết được rằng có nên thực hiện hay không.

Trong một bài bình luận được công bố cùng với tài liệu nghiên cứu của ông Greenberg, một nhóm 3 chuyên gia người Brazil phản bác việc diệt trừ tận gốc vi trùng này trên bình diện rộng vì nhiều lý do, trong đó có mối lo ngại rằng việc sử dụng rộng rãi các loại kháng sinh có thể nhanh chóng gây ra tình trạng kháng thuốc, không riêng với H. pylori mà còn với các loại khuẩn gây bệnh khác nữa

_______________________________________

Nhiễm Helicobacter pylori! H. pylori là nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori. H. pylori chủ yếu lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất phân. H. pylori cũng có thể lây lan qua nước không được xử lý.

Nhiễm Helicobacter pylori (HP)

Định nghĩa

H. pylori nhiễm trùng xảy ra khi một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori) lây nhiễm vào dạ dày hay một phần đầu tiên của ruột non.

H. pylori nhiễm trùng được cho là có mặt trong khoảng một nửa số người trên thế giới. Đối với nhiều người, H. pylori gây nhiễm trùng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng và không dẫn đến bất kỳ biến chứng. Nhưng đối với những người khác, H. pylori có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm loét và ung thư dạ dày.

Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ nhiễm H. pylori đang giảm. Đồng thời, tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng cũng giảm.

Các triệu chứng

Hầu hết các trường hợp nhiễm H. pylori không có dấu hiệu hay triệu chứng. Các dấu hiệu hay triệu chứng có thể xảy ra với nhiễm H. pylori, bao gồm:

Một cơn đau nhức hoặc nóng trong bụng.

Buồn nôn.

Ói mửa.

Thường xuyên ợ.

Đầy hơi.

Trọng lượng mất mát.

Lấy hẹn với bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng dai dẳng gây lo lắng.

Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu trải nghiệm:

Nặng hoặc đau bụng liên tục.

Khó nuốt.

Đẫm máu hay phân đen hắc ín trong phân.

Máu hoặc chất nôn có màu đen hoặc nôn mửa giống như bã cà phê.

Nguyên nhân

H. pylori là nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori. H. pylori chủ yếu lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất phân. H. pylori cũng có thể lây lan qua nước không được xử lý.

H. pylori vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua miệng và chuyển vào hệ thống tiêu hóa. Dạ dày và acid dạ dày tự nó làm cho một môi trường không thuận lợi đối với nhiều vi khuẩn. Nhưng vi khuẩn H. pylori đặc biệt thích nghi để tồn tại trong dạ dày. Nó tạo ra một enzyme, thông qua một loạt các quá trình sinh hóa, tạo ra một vùng đệm có độ acid thấp cho chính nó.

Yếu tố nguy cơ

Nhiều người nhiễm H. pylori là trẻ em. Nhiễm H. pylori ở tuổi trưởng thành là ít phổ biến hơn. Yếu tố nguy cơ nhiễm trùng H. pylori có liên quan đến điều kiện sống trong thời thơ ấu, chẳng hạn như:

Sống trong điều kiện đông đúc. Có nguy cơ nhiễm trùng H. pylori nếu sống trong một ngôi nhà với nhiều người khác.

Sống mà không có một nguồn cung cấp đáng tin cậy của nước. Có một nguồn cung cấp đáng tin cậy nước có thể giúp giữ sạch khu vực sinh sống và giảm nguy cơ của H. pylori.

Sinh sống tại một nước đang phát triển. Những người sống ở các nước đang phát triển, nơi mà điều kiện sống đông đúc và mất vệ sinh có thể phổ biến hơn, có nguy cơ cao nhiễm H. pylori.

Sống với người bị nhiễm trùng H. pylori. Nếu một người sống với H. pylori, có nhiều khả năng cũng có H. pylori.

Các biến chứng

Nhiều người bị nhiễm H. pylori sẽ không bao giờ có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng và không bao giờ sẽ phát triển các biến chứng. Những người khác sẽ phát triển các biến chứng nghiêm trọng. Nó không rõ ràng tại sao điều này.

Các biến chứng liên quan đến nhiễm H. pylori, bao gồm:

Đau (loét) trong dạ dày và ruột non. H. pylori gây nhiễm trùng phần lớn các vết loét.

Viêm niêm mạc dạ dày. H. pylori nhiễm trùng có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây viêm (viêm dạ dày).

Ung thư dạ dày. H. pylori nhiễm trùng là một yếu tố nguy cơ mạnh mẽ cho một số loại ung thư dạ dày, bao gồm adenocarcinoma và niêm mạc dạ dày - liên kết mô bạch huyết (MALT) ung thư hạch.

Các xét nghiệm và chẩn đoán

Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để xác định xem liệu nhiễm trùng H. pylori, bao gồm:

Xét nghiệm máu. Phân tích một mẫu máu có thể cho thấy dấu hiệu của nhiễm trùng H. pylori trong cơ thể . Một mẫu máu thường được thu thập bởi chích ngón tay.

Kiểm tra hơi thở. Trong một thử nghiệm hơi thở, uống một dung dịch có chứa các phân tử carbon phóng xạ. Nếu có một nhiễm trùng H. pylori, các carbon phóng xạ được phát hành. Cơ thể hấp thụ carbon phóng xạ và thải trừ nó khi thở ra. Thở ra vào túi và bác sĩ sử dụng một thiết bị đặc biệt để phát hiện carbon phóng xạ.

Xét nghiệm phân. Một thử nghiệm trong phòng thí nghiệm gọi là thử nghiệm tìm kháng nguyên phân protein (kháng nguyên) liên quan đến nhiễm H. pylori trong phân.

Sử dụng một phạm vi linh hoạt để xem bên trong dạ dày. Trong nội soi, bác sĩ dùng ống dài linh hoạt được trang bị một camera nhỏ xíu (nội soi) xuống cổ họng và thực quản và vào dạ dày và tá tràng. Sử dụng công cụ này, bác sĩ có thể xem bất kỳ bất thường trong đường tiêu hóa trên và loại bỏ các mẫu mô (sinh thiết). Các mẫu được phân tích nhiễm trùng H. pylori.

Phương pháp điều trị và thuốc

Điều trị nhiễm trùng H. pylori thường bao gồm một sự kết hợp các loại thuốc để diệt trừ H. pylori từ cơ thể.

Các loại thuốc để loại trừ H. pylori từ cơ thể

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng H. pylori. Các bác sĩ thường quy định một sự kết hợp các loại thuốc, với hy vọng rằng chiến lược này sẽ giúp diệt trừ được H. pylori do phát triển một khả năng kháng thuốc đặc biệt. Có thể sẽ đưa hai loại thuốc kháng sinh trong 14 ngày.

Các loại thuốc để làm giảm acid trong dạ dày

Thuốc làm giảm acid trong dạ dày có thể giúp nâng cao hiệu quả của thuốc kháng sinh. Thuốc giảm acid cũng có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng và giảm đau. Những thuốc này bao gồm:

Thuốc ức chế bơm proton. Các thuốc theo toa ức chế axit do đóng "bơm" trong các tế bào sản xuất acid. Ví dụ bao gồm omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), pantoprazole (Protonix), rabeprazole (Aciphex) và esomeprazole (Nexium).

Histamine (H-2) chặn. Những thuốc này làm giảm lượng acid phát hành vào đường tiêu hóa . H-2 chặn bao gồm ranitidine (Zantac), famotidine (Pepcid), cimetidine (Tagamet) và nizatidine (Axid).

Thử nghiệm cho H. pylori sau khi điều trị

Bác sĩ có thể khuyên nên trải qua thử nghiệm cho H. pylori vài tuần sau khi điều trị. Theo dõi hơi thở hoặc thử nghiệm phân có thể xác nhận vi khuẩn H. pylori không còn hiện diện trong cơ thể và điều trị đã thành công.

Hoặc theo dõi kiểm tra có thể cho thấy điều trị không thành công. Trong trường hợp đó, có thể trải qua điều trị một lần nữa, nhận được một sự kết hợp khác nhau của thuốc kháng sinh.

Phòng chống

Các bác sĩ không phải là nhất định vi khuẩn H. pylori lây lan thế nào, vì vậy không có cách nào chứng minh để ngăn ngừa nhiễm trùng H. pylori.

Phòng ngừa biến chứng H. pylori

Trong khu vực của thế giới mà H. pylori nhiễm trùng và biến chứng của nó, chẳng hạn như ung thư dạ dày được phổ biến, các bác sĩ đôi khi kiểm tra những người khỏe mạnh với H. pylori. Ví dụ, ung thư dạ dày phổ biến nhiều hơn ở các nước châu Á hơn so với ở Hoa Kỳ. Một số bác sĩ cho rằng việc điều trị những người có nguy cơ cao đối với H. pylori trước khi nó gây ra các biến chứng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư dạ dày.

Cho dù có một lợi ích để điều trị H. pylori khi không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng gây tranh cãi giữa các bác sĩ.

Nếu đang quan tâm về nhiễm H. pylori hoặc nghĩ rằng có thể có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày, nói chuyện với bác sĩ. Cùng có thể quyết định xem có thể hưởng lợi từ sàng lọc H. pylori.

Thành viên Dieutri.vn



________________________________________





10 Điều Khuyên cho người cao niên


1. Hãy vui với nguời khác như bạn bè, bà con,

.... đừng tìm vui trong việc tích trữ của cải.

2. Lập chuơng trình tiêu xài hết tiền của mà bạn để dành.

.... Bạn xứng đáng tiêu pha nó trong mấy năm còn lại của đời nguời.

.....Nếu được, cứ đi du lịch.

.....Để của lại cho con, chúng nó sẽ gấu ó nhau và nhiều chuyện rắc rối xảy ra sau khi bạn qua đời.

3. Hãy sống với thực tại .

....Đừng sống cho quá khứ hay cho tương lai.

....Bạn có ngày hôm nay trong tay bạn.

Ngày hôm qua thì đã qua, ngày mai thì chưa đến hoặc không bao giờ đến.

4. Hãy vui với lũ cháu nội ngoại của bạn (nếu bạn có),

.... nhưng đừng làm kẻ giữ trẻ trọn thời gian.

.....Trách nhiệm nuôi dạy trẻ là của cha mẹ nó.

Sau khi bạn đã nuôi con nên nguời rồi, bạn không còn trách nhiệm gì với bầy cháu của bạn. Đừng thấy áy náy khi từ chối giữ trẻ nếu bạn không thấy thích thú chăm sóc trẻ.

5. Chấp nhận sự già yếu, đau nhức của tuổi già.
....Hãy vui với những gì mình còn làm được

6. Vui với những gì bạn có.

.....Đừng lao nhọc tìm những gì bạn không có. Đã trễ rồi, thời gian không còn nhiều nữa..

7. Hãy vui cuộc đời với người phối ngẫu (vợ / chồng), con cháu, bạn bè..

....Nguời khác yêu bạn, phải yêu chính bạn chớ không phải những gì bạn có.

Ai yêu những gì bạn có chỉ gây khổ cho bạn mà thôi.

8. Tha thứ cho mình và cho nguời.

....Chấp nhận sự tha thứ.

....Vui hưởng sự bình an trong tâm hồn.

9. Làm quen với sự chết. Nó sẽ xảy ra. Đừng sợ hãi. Nó là một phần của cuộc đời.

....Chết là bắt đầu một cuộc đời mới hơn, tốt đẹp hơn.

....Chuẩn bị một cuộc sống mới với Đấng Tạo Hóa.

10. Hãy hướng tới Thượng Đế vì bạn sẽ gặp Ngài sau khi bạn rời cõi trần gian này.



_______________________________________





8 nơi công cộng mà ai cũng phải cảnh giác


Sạch - bẩn

8 nơi công cộng mà ai cũng phải cảnh giác, vì ở đó ... lúc nhúc những vi trùng!
Một con người bình thường, mỗi phút cũng phải tiếp xúc với khoảng 30 vật dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Và vật dụng nào đụng tay vào, như vòi nước, cái công tắc điện, cái ghế ngồi, cái remote bật tắt TV, cái điện thoại di động..., tất cả đều là những ... ổ vi trùng cả!

Xin được tóm lược như sau:
1. Bẩn là cái … thực đơn nhà hàng ăn uống!



Có bao giờ bạn thấy người ta đem thực đơn đi rưả cho sạch không? Theo một nghiên cứu cuả một Tập San Vi Trùng Học ở Mỹ, các vi khuẩn bệnh cúm có thể sống lay lứt trong 18 tiếng đồng hồ trên những bề mặt láng cứng. Vậy ở một tiệm ăn càng nổi tiếng, càng đông khách, thì tờ thực đơn này đã qua tay hàng trăm người, nên ai sờ vào thì cũng có thể bị … nhiễm trùng!

Vậy, xem thực đơn xong, kêu món ăn xong, hãy đi rưả tay ngay, bạn nhé!

2. Ly Nước Có Một Lát Chanh Bỏ Vào


Theo một nghiên cứu cuả một tập san "Sức Khoẻ Môi Trường" thì 70% những ly nước kiểu này ở 21 tiệm ăn nổi tiếng ở Mỹ cũng chưá khoảng ... 25 loại vi trùng, như loại gây thổ tả (E coli) và nhiều bệnh đường ruột khác! Vậy, xin gọi nước chai cho chắc ăn!

3. Những Chai Tương Ớt, Gia Vị

Theo tiến sĩ Kelly Reynolds, giáo sư giảng dạy y tế cuả Đại Học Arizona cho biết những nhân viên nhà hàng đổ tương ớt vào bình, thì cũng làm việc này ở ... sau bếp, chứ ai hơi đâu mà khử trùng! Vậy khi bạn cầm chai tương ớt bóp trên tô phở, hãy nhớ lấy giấy ... lót tay nha!

4. Nắm Đấm Nhà Vệ Sinh Công Cộng

Ai cũng tin rằng đây là nơi bẩn nhất trong những chỗ bẩn, ở bất cứ nơi nào trên thế giới! Vậy sau khi vào nhà vệ sinh công cộng, rưả và lau tay xong, cứ lấy thêm một khăn giấy lót tay mà mở cửa nhé. Ai chê cười bạn là ... đồ rởm, là nhát gan, thì kệ họ, miễn là không hại ai, thì được!


5. Bình Xà Phòng Lỏng

Trên nguyên tắc, nó là nơi sạch mới phải, nhưng cái nút bấm cũng là nơi có ổ vi trùng đấy, vì thống kê ở Mỹ cho biết 25% những nhà vệ sinh công cộng ở Mỹ đều có vấn đề này, và những vi trùng thường là từ ... phân người!

Vậy sau khi ... chà xà bông xong, hãy mở nước nóng lên hai tay trong vòng 15-20 giây, rồi lấy khăn tẩm cồn riêng cuả mình mà lau!

6. Xe Mua Thực Phẩm Ở Siêu Thị

Những chỗ nắm tay vào mà đẩy xe, thì coi như là nhiễm đủ loại vi trùng rồi! Vì thế, nhiều siêu thị còn cung cấp ở ngay cưả siêu thị, những khăn loại tẩm dung dịch khử trùng cho khách hàng lau! Và nhớ là đừng nếm thử những món ăn bày bán trong siêu thị!

7. Nhà Vệ Sinh Trên Máy Bay

Đây cũng là những nơi rất bẩn, theo điều tra cuả tiến sĩ vi trùng học Charles Gerba tại một số lớn những máy bay thương mại, loại danh tiếng thế giới! Hèn chi không thiếu gì người đi du lịch mà ngã bệnh.

8. Phòng Thăm Bệnh Cuả Bác Sĩ

Đây quả thực là một ... trớ trêu, vì cũng là nơi tập trung đủ mọi loại vi trùng, vì dĩ nhiên là đa số những người đến đây, đều có vấn đề về sức khoẻ rồi. Vậy càng phải cảnh giác và cảnh giác!


_____________________________________





Chữa bệnh với quả lê

Chua benh voi qua le

Thường ngày ta vẫn ăn lê nhưng ít ai quan tâm đến tác dụng dùng lê làm thuốc để chữa bệnh. Trong thực tế, lê được coi là một vị thuốc tuyệt vời bởi những giá trị trị liệu, được người xưa sử dụng từ lâu.

Xin giới thiệu một số phương thuốc từ loại quả này:

Nước uống trị bệnh nóng

Rễ rau tươi thông thường 100g rửa sạch, lê 1.000g gọt vỏ bỏ hạt, mã thầy 500g gọt sạch vỏ, ngó sen tươi 500g bỏ đốt, mạch môn đông tươi 50g. Thái nhỏ tất cả các vị trên, giã nát, cho vào vải sạch, vắt lấy nước cốt. Uống nguội hoặc uống ấm đều được, ngày uống vài lần.

Loại nước này có tác dụng giải nhiệt bên trong, đi vào phế kinh nên thích hợp với những người bị khô họng, bực bội, bứt rứt trong người hoặc cảm nắng.

Mạch môn đông, Tóc tiên, Xà thảo lá dài, Thốn đông, Đại mạch đông, cây Lan tiên, được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Mạch môn, là rễ, củ phơi hay sấy khô ( Radix Ophiopogoni) của cây Mạch môn đông ( Ophiopogon Japonicus Ker - Gawl) thuộc họ Hành tỏi ( Liliaceae)

Tiêu đờm, giảm ho

Lê giã vắt lấy nước, đun thành cao càng tốt. Pha thêm nước gừng và mật ong lượng vừa phải vào nước lê hay cao lỏng lê. Ngậm hỗn hợp này nhiều lần trong ngày.

Trị ho khan, tiêu đờm

Bỏ ruột quả lê, cho 5g bột xuyên bối vào rồi hầm chín. Ngày ăn 2 quả.

Xuất xứ:

Bản Kinh.

Tên Hán Việt khác:

Càn mẫu, Khổ thái, Khổ hoa, Không thảo (Biệt Lục) Manh (Nhĩ Nhã), Manh dương thật (Bản Thảo Cương Mục), Biên lạp bách hợp (Nhật Bản), Manh, Thương thảo, Không thái, Càn mẫu, Sách mẫu, Thương sách mẫu, Mẫu long tinh, Ngõa lung ban, Du đông sách mẫu (Hòa Hán Dược Khảo) Điềm Bối mẫu (Cương mục thập di).

Tên khoa học: Fritillaria roylel Hook.

Họ khoa học: Liliaceae. Chưa tìm thấy ở nước ta, vị này còn phải nhập ở Trung Quốc.





Chữa khàn, mất tiếng

Dùng tuyết lê giã lấy nước. Ngậm nước này trong họng, ngày vài lần sẽ khỏi mất tiếng.

Trẻ không chịu ăn, tinh thần hoảng loạn

Lấy 3 quả lê thái nhỏ, dùng 2 lít nước đun với lê thái nhỏ, cạn còn 1 lít bỏ cặn, cho gạo vào chừng 10 thìa nấu thành cháo, ăn nhiều lần.

Nước lê thu và ngó sen trắng

Lê thu 500g, ngó sen trắng 500g. Rửa sạch quả lê thu, gọt vỏ bỏ hạt, ngó sen bỏ đốt. Hai thứ đều thái nhỏ rồi dùng vải bọc vắt lấy nước, uống thay trà trong ngày.

Nước này làm thanh nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế, trị ho… Ngoài ra có thể dùng kết hợp trong điều trị các bệnh ho, sốt, khô miệng, họng.

Lá sen non và ngó sen trắng - hai nguyên liệu ưa thích để cuốn cá lóc ở vùng Đồng Tháp Mười

Lá sen non và ngó sen trắng - hai nguyên liệu ưa thích để cuốn cá lóc ở vùng Đồng Tháp Mười

Bối, lê hầm phổi heo

Phổi heo 250g, xuyên bối 10g, lê tuyết 2 quả, đường phèn 10g. Gọt vỏ lê cắt thành miếng, phổi heo thái nhỏ rửa sạch, sau đó cho lê, phổi heo, xuyên bối vào nồi đất, thêm đường phèn, nước lã đun nhỏ lửa đến khi phổi heo chín là được, ăn ngày 1 lần.

Món này có tác dụng điều trị các bệnh nhiệt do âm hư, với các triệu chứng ho khan, ít đờm, ho khan khạc ra máu, đại tiện khô, lao phổi hoặc các bệnh nhiệt do khí hậu khô hanh gây nên

.

Lê nấu với gạo nếp

Gạo nếp 300g, lê tươi 2 quả chừng 250g, nhân đậu 100g, đường trắng 150g, mật ong 50g, mơ xanh, bột sơn trà, tinh bột mỗi thứ 15g, hoa quế tẩm đường 2g, mỡ lợn nước 10g.

Vo sạch gạo nếp, ngâm nước 30 phút, sau lại đổ vào nước sôi chờ chín chừng 7 phần thì vớt ra để ráo nước, cho 50g đường và mật ong vào trộn đều. Lê rửa sạch gọt vỏ, lấy sạch hạt, bổ dọc thành từng miếng hình cái lược, quét mỡ lợn quanh bát to (hay thấu), xếp lê theo viền bát, đổ gạo nếp vào bát nhưng ở giữa gạo phải có nhân đậu, phủ ở trên một lớp gạo nếp, cho vào ít nước rồi đun cách thủy bằng lửa to sau 1 giờ là được.

Hoặc cho vào nồi 200ml nước bột, cho 100g đường trắng còn lại và cả hoa quế tẩm đường đun nhuyễn cùng tinh bột. Sau đó đổ vào khay, rắc bột sơn trà và mơ xanh lên. Ăn cả 2 thứ trên có tác dụng thanh phế giải nhiệt, khai vị, sinh nước bọt.

Lưu ý: Lê có tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ hại tỳ vị do đó không nên dùng cho người có tỳ vị hư hoặc bị viêm ruột.

Bác sĩ Hoàng Xuân Đại

Theo Sức khỏe và Đời sống



____________________________________





Những bài thuốc Dân Gian.

MỤC LỤC

Lời nói đầu ………………………………………………….07

1. Muốn biết bào thai là trai hay gái 77



_____________________________________________





Nhiều người xem

Mời coi thêm