Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

giời leo, giời ăn, bệnh tay chân miệng


Luông,
Chị gửi bài giải thích của cô bạn dược sĩ bên Úc về chứng giời leo của trẻ em ở VN như vầy cho Luông đọc cập nhựt kiến thức
Chị Ngọc


Chị Ngọc ơi
Bệnh tay chân miệng của trẻ con đang xuất hiện ra tại VN và bệnh Shingles đều do siêu vi trùng sinh ra và đều có những chấm đỏ lớn dần thành bọng nước, nhưng hai loại siêu vi trùng này không giống nhau.
Bệnh shingles do Herpes zoster gây ra. Herpes zoster cũng chính là siêu vi trùng gây ra bệnh trái rạ (chickenpox), thường gọi bằng tên Varicella zoster virus (VZV).
Ngày trước Phương không biết rằng bệnh dời leo và trái rạ lại do cùng một loài siêu vi trùng gây ra vì triệu chứng rất khác nhau. P cũng không biết rằng sau khi khỏi bệnh con vi trùng nằm đâu đó trong dây thần kinh đợi tới lúc mình già yếu, tái ...xuất hiện gây ra đau nhức.
Thuốc chủng Zostavax là để ngừa bệnh shingles này. Trẻ con sanh ở Úc sau này đều bị bắt buộc phải chích ngừa chickenpox.
.
Pictures of shingles (herpes zoster) on the face
Bệnh herpes ở miệng cold sores và herpes ở bộ phận sinh dục lại do nhóm Herpes viruses khác gây ra. Người ta gọi nó bằng tên Herpes simplex nhưng "control" nó đôi khi rất là phức tạp và tốn kém vì bệnh cứ tái phát trở lại hoài...
Bệnh tay chân miệng do nhóm siêu vi trùng đường ruột gây ra, Cosackie virus và Enterovirus 71 hình như là...chánh phạm
Phương


Hand Foot Mouth Disease.png

Xuất hiện virus nguy hiểm gây bệnh tay chân miệng tại TPHCM

Gửi 2 mẫu bệnh phẩm tay chân miệng ra nước ngoài xét nghiệm, chiều 20/5, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM nhận kết quả, một phân nhóm mới với ký hiệu B2, thuộc tuýp Enterovirus 71 - vốn dễ gây biến chứng đã xuất hiện.
> Dịch bệnh tay chân miệng bùng phát với virus độc tính cao/ Sài Gòn 'chiến đấu' với bệnh

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, virus Entero 71 vốn có rất nhiều phân nhóm tạo nên. Tại Việt Nam, các phân nhóm của Enterovirus 71 đã được xác định nhiều năm nay thuộc nhóm C

Với hai mẫu bệnh phẩm lấy từ hai ca mắc tay chân miệng đã tử vong ở tại TP HCM, các bác sĩ nghi ngờ virus gây bệnh đã thay đổi chủng nên gửi mẫu sang Đài Loan xét nghiệm. Kết quả khẳng định sự nghi ngờ này là đúng. Virus thuộc nhóm B2 chứ không phải C như trước.

Việc xuất hiện phân nhóm B2 của Enterovirus 71 theo bác sĩ Khanh sẽ khiến bệnh tay chân miệng trở nên nguy hiểm hơn. Thực tế là cả 2 mẫu bệnh phẩm lấy từ hai ca tử vong do tay chân miệng đều bị mắc bệnh do nhiễm phân nhóm virus này.

Hiện Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng đang tiếp tục lấy mẫu bệnh phẩm khác từ các bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại đây gửi đi kiểm tra.

Xác nhận phân nhóm B2 của Enterovirus 71 gây bệnh tay chân miệng đã được thế giới chứng minh độc tính rất cao, thường gây tử vong, bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cũng cho biết, phụ huynh có con từ 5 tuổi trở xuống phải cảnh giác cao độ với bệnh.

"Người lớn nên hạn chế cho con đến nơi đông người, cách ly trẻ bị bệnh với trẻ khác. Đặc biệt khi thấy trẻ sốt kéo dài hơn 2 ngày kèm nổi bóng nước ở tay chân miệng phải đưa đi khám ngay", ông Thọ nói.

Cũng theo bác sĩ Thọ, cách phòng bệnh tốt nhất hiện nay là giữ gìn vệ sinh môi trường trẻ tiếp xúc. Thường xuyên rửa tay cho trẻ và cả người lớn có tiếp xúc với trẻ.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, từ đầu năm đến nay, thành phố này đã có hơn 1.300 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. 9 trường hợp đã tử vong. Hầu hết các trường hợp nhập viện đều trong tình trạng nặng. Trong đó khoảng 10 ca bị các biến chứng viêm não, viêm cơ tim.

Bệnh tay chân miệng được phát hiện từ năm 2004 do loại virus đường ruột gây nên. Các xét nghiệm sau đó tại Viện Pasteur TP HCM cho thấy, trong 2 tuýp gây bệnh thường thấy, Enterovirus 71 thường gây biến chứng khiến trẻ tử vong. Loại virus coxsackie A16 vốn lành tính. Trẻ mắc bệnh thường dưới 5 tuổi và trẻ dưới 2 tuổi dễ bị biến chứng nặng và tử vong.

Biểu hiện bệnh thường là sốt khoảng 39 độ C, bóng nước ở miệng, tay, chân, một vài trường hợp nổi ở mông. Bệnh có dấu hiệu nặng khi trẻ giật mình khi ngủ, đi loạng choạng, mắt trợn ngược. ...

Một trong những bệnh rất hay thấy là bệnh Giời hay Giời Ăn (Shingles, Herpes Zoster)
Bây giờ có thuốc chủng Zostavax, khá hiệu nghiệm
Mời xem: Bệnh Shingles đã có thuốc ngừa (BS Nguyễn Văn Đức)
http://www.svqy.org/benhshingles.html

Theo bài viết ta có thể bắt đầu chủng ngừa lúc 60 tuổi
Nhưng hiện nay tuổi này FDA vừa giảm xuống 50 tuổi là có thể chủng ngừa:
http://www.fda.gov/newsevents/newsroom/pressannouncements/ucm248390.htm

PAD


Phương mới xem lại bệnh tay chân miệng, bài viết từ những năm trước đều nói là nó không...nguy hiễm. Nhưng hiện giờ phân nhóm B2 của Enterovirus 71 được xác nhận là rất... độc có thể gây biến chứng trầm trọng hay tử vong.
Phương
Trái rạ (Varicella)
Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng, Chuyên Khoa Nội Thương

Hỏi:
-Tôi thường chỉ nghe nói con nít mới bị trái rạ, mà gần đây lại nghe một người bạn nói người lớn cũng có thể bị bệnh này, có đúng không?
-Vậy người lớn có cần chích ngừa trái rạ hay không? Xin cho biết bên cạnh việc chích trái rạ, nếu cần, thì ngoài ra, người lớn có cần chích ngừa bệnh gì khác không?
-Trái rạ và giời leo có phải là một bệnh mà có tên khác nhau hay không?
-Ðã bị trái rạ, hoặc đã chích ngừa trái rạ thì có cần chích ngừa giời leo hay không?

Ðáp:
Trái rạ và giời leo
Trái rạ, tiếng Mỹ gọi là “chicken pox” hoặc “varicella”, là một bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nếu chưa từng bị trái rạ lúc nhỏ, hoặc đã bị trái rạ lúc quá nhỏ (hệ thống miễn nhiễm của cơ thể còn quá yếu, chưa đủ sức tạo ra kháng thể), thì nếu chưa được chủng ngừa đầy đủ, người lớn, nếu bị lây, vẫn có thể bị trái rạ.
Trái rạ và bệnh giời leo đều do một thủ phạm, là con varicella-zoster virus, gây ra.
Nếu một người đã từng bị trái rạ, và cơ thể khi đó đã có đủ khả năng để tạo ra kháng thể chống con virus này, thì người đó sẽ có miễn nhiễm với bệnh trái rạ suốt đời. Tức là người đó sẽ không bị trái rạ nữa, và do đó không cần chích ngừa trái rạ.
Tuy nhiên, một khi đã vào cơ thể, dù cơ thể người (khỏi) bệnh đã tạo ra kháng thể, varicella-zoster virus, vẫn không bị tiêu diệt hẳn mà cứ “ẩn dật”, “nằm vùng” trong các đường thần kinh. Cho đến khi, vì lý do nào đó, mà sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, các “trự” này sẽ “vùng lên” tấn công vào một nhánh thần kinh nào đó trong cơ thể, khiến cho người bệnh bị giời leo.
Nói ngắn gọn, một người đã bị trái rạ rồi, nếu con virus gây bệnh này (có cơ hội đủ sức) tấn công cơ thể trở lại, lần bệnh sau này do virus này gây ra, sẽ là bệnh giời leo.
Dù là do cùng một thủ phạm gây ra, người đã có miễn nhiễm với trái rạ, vẫn cần chích ngừa giời leo khi cần thiết.
Những ai cần chích ngừa trái rạ
Tất cả người lớn chưa có bằng chứng là đã có miễn nhiễm với virus trái rạ nên được chích 2 liều thuốc chủng trái rạ, ngoại trừ trường hợp họ có chống chỉ định (tức là các trường hợp mà việc dùng thuốc có thể gây nguy hiểm cho người dùng hoặc bào thai), như là người đang có bầu hay dự tính có bầu trong vòng ba tháng, bị suy giảm miễn dịch, bị ung thư máu, bị dị ứng với neomycin, gelatin, vân vân.
Người lớn (lại càng) cần chú ý trong việc chích ngừa bệnh này. Vì nếu người lớn bị trái rạ thì nguy cơ bị các biến chứng nặng (như viêm phổi, viêm não, biến chứng vào gan...) sẽ cao hơn so với các trường hợp bệnh ở trẻ em.
Cần quan tâm đặc biệt để chích ngừa cho những ai
-Có tiếp xúc trực tiếp với người có nguy cơ cao bị bệnh nặng (như là nhân viên y tế và tiếp xúc với người trong gia đình bị suy giảm miễn dịch) hoặc
-Có nguy cơ cao bị lây bệnh (như các thầy cô giáo, những người chăm sóc trẻ em, sinh viên, quân nhân, sống chung nhà với trẻ em, phụ nữ không có bầu trong tuổi có thể sinh đẻ, những người đi du lịch quốc tế).
Bằng chứng có miễn dịch với varicella ở người lớn có thể bao gồm
-Giấy tờ chứng minh đã có chích hai liều varicella cách nhau ít nhất là 4 tuần.
-Những người sinh ở Hoa Kỳ trước năm 1980 (ngoại trừ các nhân viên y tế và phụ nữ (có thể) có thai).
-Ðã từng bị trái rạ, được chẩn đoán hoặc chứng nhận của bác sĩ.
-Ðã từng bị giời leo (herpes zoster) và được chẩn đoán bởi bác sĩ.
-Xét nghiệm cho thấy đã có miễn nhiễm với trái rạ.
Các phụ nữ có bầu đều cần được kiểm tra xem đã có miễn dịch với siêu vi trùng bệnh trái ra hay chưa. Những phụ nữ không có chứng cớ là đã có miễn nhiễm với trái rạ nên được chích mũi ngừa varicella đầu tiên ngay sau khi sanh hay chấm dứt thai kỳ và trước khi xuất viện. Mũi thứ nhì nên được chích từ 4 đến 8 tuần sau mũi thứ nhất.
Nhắc lại về những ai cần chích ngừa giời leo
Một liều duy nhất của thuốc chủng ngừa giời leo được khuyến cáo cho những người từ 60 tuổi trở lên, dù là trước đây người đó đã từng bị giời leo hay chưa.
Từ hồi tháng 10 năm 2010, hãng Merck, là hãng sản xuất thuốc ngừa giời leo này, đã đang xin phép FDA (U.S. Food and Drug Administration) cho sử dụng thuốc ngừa này ở người từ 50 đến 59 tuổi, vì nghiên cứu gần đây của họ cho thấy ở lứa tuổi này, tỉ lệ phòng bệnh giời leo của thuốc lên đến gần 70 phần trăm. Họ mong đợi rằng điều này sẽ được CDC chuẩn thuận vào khoảng nửa đầu của năm 2011.
Những người với các tình trạng đau yếu mạn tính cũng có thể chủng ngừa thuốc này, trừ khi có chống chỉ định hay những tình trạng cần phải thận trọng khi chích ngừa thuốc này.
Các chống chỉ định (tức là các tình trạng khiến cho việc chích thuốc này có thể gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân, do đó, họ không nên dùng thuốc này) bao gồm: những người đã từng bị dị ứng với các thành phần của thuốc này hoặc chất gelatin, đã từng bị sốc thuốc (anaphylactic / anaphylactoid reaction) với neomycin, bị ung thư máu (leukemia hoặc lymphoma), bị suy giảm miễn dịch, ví dụ như bị nhiễm HIV, đang bị lao mà chưa điều trị, có bầu hoặc dự định có bầu trong vòng 3 tháng.
Cần thận trọng khi chích nếu đang bị các bệnh cấp tính và đang sốt.
Thân mến,
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng.
Thuốc chủng ngừa trái rạ

VARIVAX is indicated for vaccination against varicella in individuals 12 months of age and older.

  • Children 12 months to 12 years of age should receive a 0.5-mL dose administered subcutaneously; if a second 0.5-mL dose is administered, it should be given a minimum of 3 months later.

Adolescents and adults 13 years of age and older should receive a 0.5-mL dose administered subcutaneously at elected date and a second 0.5-mL dose 4 to 8 weeks later

Thuốc chủng ngừa giời leo

ZOSTAVAX

Almost every adult has had chickenpox and so is at risk for shingles. The risk increases as you get older. This is especially true if you are over 50 years of age.

Each 0.65-mL dose of ZOSTAVAX® contains a minimum of 19,400 PFU (plaque-forming units) of Oka/Merck strain of varicella-zoster virus

ZOSTAVAX is a vaccine used to help prevent shingles (zoster). It can be given to adults 50 years of age and older.

ZOSTAVAX boosts your immune system to help protect you from shingles and its complications

ZOSTAVAX can reduce the intensity and length of time your pain from shingles will last. If you are 70 years of age or older and you get shingles even though you have been vaccinated, ZOSTAVAX® can help prevent the long-lasting nerve pain that can follow shingles.



______________________________



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhiều người xem

Mời coi thêm