Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Những chiếc mũi biến dạng

 
Những chiếc mũi biến dạng của các tài tử và ca sĩ
Chiếc mũi độn do phẫu thuật thẩm mỹ thể bị biến dạng như lệch, gồ ghề hoặc trở nên teo tóp.

  


  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjdUS9uCqWh2voYdiUR4wanmxbl_kpCxes3cqM4LqhXtB4_2w7_J8CW-VqIrKl4H9nPn-BrOvW7KQkwocn662AwZG65wZgkjUd5f2zwqvg-x9qKRy6yeV2t6G-0mc1S9ZMW5y7eheS2XI7_/s552/spvl_tthang.jpg 
Nữ diễn viên Việt Nam Thẩm Thúy Hằng cũng là một điển hình của gương mặt "xuống cấp" thảm hại do lạm tác động dao kéo. Bức hình năm 69 tuổi của ngôi sao của điện ảnh Việt Nam những năm 50 -70 khiến nhiều người phát hoảng vì gương mặt "méo mó", đôi mắt trợn ngược, chiếc mũi bẹp và làn da lồi lõm. 


 
Mới đây, Hồ Quỳnh Hương cũng làm công chúng ngạc nhiên trước dung mạo khác thường với chiếc mũi "quắt lại". 



Danh sách các chân dài Việt nâng mũi đang dần dài ra, chiếc mũi của Trương Ngọc Ánh chưa bị gọi là "sản phẩm lỗi" nhưng theo đánh giá của nhiều người, nó có vẻ không ăn nhập với gương mặt của nữ diễn viên. 



Á quân Việt Nam's Next Top Model Trà My cũng khiến không ít fan kêu ca vì gương mặt quá khác sau khi nâng mũi.


Ngọc Quyên thời gian gần đây bị “chê” vì phẫu thuật thẩm mỹ làm cho xấu đi.



Hình ảnh của Ngọc Quyên những ngày mới vào nghề.

Cùng siêu mẫu Hoàng Yến dự tiệc, Ngọc Quyên khoe vẻ gợi cảm khi tươi cười trò chuyện. Chiếc đầm cúp ngực, vốn tôn lên vòng 1 đầy đặn được Ngọc Quyên chọn bỗng nhiên “phản chủ” khi xuất hiện rãnh ngực lạ lùng ngay dưới ánh đèn flash.

Không những thế, chiếc cằm vuông quá mức của người đẹp còn làm dấy lên nghi ngờ rằng cô đã đi độn cằm để khuôn mặt dài hơn.


Vẫn là mái tóc ngắn cá tính, nhưng dung mạo của Ngọc Quyên ở thời điểm gần đây đã có sự biến đổi rõ rệt.



Chiếc cằm của Ngọc Quyên vuông vắn và dài bất bình thường



Chân dung của Ngọc Quyên trước đây khác xa với thời điểm hiện tại. Cô là một trong số người mẫu có dung mạo thay đổi nhiều nhất



Cũng theo dòng thời gian, khuôn mặt của Ngọc Quyên dần "gầy guộc" hơn



Nhiều khán giả nêu ý kiến, họ thích vẻ bầu bĩnh của Ngọc Quyên trước kia. Phần đông đều cho rằng, dung nhan hiện tại của Ngọc Quyên khá "cứng" và không mấy chân thật.

Bình luận trước loạt ảnh khá lạ của Ngọc Quyên, trang Eva viết: “Từ một cô người mẫu có gương mặt lạ và cá tính, hình ảnh Ngọc Quyên đang trở nên khác lạ tới mức không ít người hoài nghi về chuyện nghiện dao kéo của người đẹp này. Bên cạnh vòng 1 phập phồng thất thường, gương mặt ngày một thon gọn hơn cũng là một dấu hỏi lớn với người hâm mộ’.

Và “không ai có thể đẹp mãi nhờ dao kéo, bởi sau một thời gian, những bộ phận được can thiệp này sẽ xập xệ, méo mó….Ngọc Quyên của thời gian gần đây là minh chứng cho sự xuống cấp đó”.

Siêu mẫu thường xuất hiện với những bộ ảnh táo bạo chưa một lần phủ nhận hay khẳng định chuyện phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng rõ ràng, những bức ảnh gần đây “quá khác xưa” của Ngọc Quyên đã “tố” cô nhờ sự can thiệp của dao kéo.
 

 
Chị gái của Michael, Latoya Jackson cũng theo vết xe đổ của em với chiếc mũi nhọn, cộng thêm kiểu tóc và kẻ mắt, trông Latoya chẳng khác gì bản sao của em trai.


  
Diễn viên Amanda Lepore bị liệt vào top đầu thảm họa phẫu thuật thẩm mỹ vì bơm môi, độn má, tiêm quá nhiều botox cùng chiếc mũi cứng quèo. 


 
Miếng độn mũi gồ lên thấy rõ trên gương mặt diễn viên Joan Van Ark. 


 
Joan Rivers - ngôi sao của Mỹ thập niên 50 thế kỷ trước và chiếc mũi "nhựa" nhọn hoắt.

 
Nữ diễn viên Mexico Irma Serrano trở nên dữ tướng và biến dạng đến ghê sợ.


 

 Không chỉ riêng chiếc mũi, toàn bộ gương mặt của ca sĩ Hàn Quốc Han Mi Ok bị phá hỏng hoàn toàn do tác hại của 20 lần phẫu thuật thẩm mỹ. 

Viện Gút TP.HCM.

Rất nhiều người đã tiền mất tật mang khi tin tưởng vào một cơ sở có cái tên rất hoành tráng: Viện Gút TP.HCM.
Cứ đau chân là… gút
Anh N.H (ở TP.HCM) có triệu chứng đau nhức, nghe qua lời người quen giới thiệu anh tìm đến Phòng khám Viện Gút tại số 98 đường Yên Thế, P.2, Q.Tân Bình (TP.HCM). Tại đây, bác sĩ khám và cho anh làm một số xét nghiệm, rồi bán hai loại thuốc tây y và một loại thực phẩm chức năng, với số tiền (cả thuốc và xét nghiệm) gần 7 triệu đồng. “Thấy số tiền cao quá, tôi chỉ đồng ý lấy một nửa thuốc, và phải trả gần 3,5 triệu đồng”, anh N.H nói. Vừa trả tiền xong, thấy có gì đó nghi ngờ, anh gọi cho người quen để xác minh về Phòng khám Viện Gút, mới hay nơi đây chỉ là một phòng khám tư nhân.
Nhận phản ánh của anh N.H, chúng tôi đã thử tìm đến Phòng khám Viện Gút. Mặc dù, thu riêng tiền khám 50.000 đồng/lượt, nhưng bác sĩ tại đây không hề khám gì cả. Sau khi nghe tôi nói có triệu chứng đau nhức ở đầu gối bên trái, một nữ bác sĩ (không đeo bảng tên) không sờ, không khám, không bảo người bệnh kéo ống quần để xem đầu gối thế nào, có bị sưng nóng, đỏ đau gì không, cũng không hỏi tôi có bị va chạm, té ngã trước đó hay không, mà ngay lập tức chẩn đoán tôi mắc bệnh gút, và rút ngay 3 tờ giấy ghi các loại xét nghiệm, làm siêu âm, điện tim, X-quang, và chỉ đem ra địa điểm xét nghiệm, chụp chiếu trên đường Nguyễn Kiệm (Q.Gò Vấp), trên phiếu có ghi nơi đây “do một nhóm bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách”. Tôi thử hỏi chi phí xét nghiệm, thuốc, bác sĩ bảo tiền xét nghiệm chừng ngoài 300.000 đồng, còn thuốc tính sau khi có kết quả xét nghiệm. Quan sát tại đây có rất nhiều người đến khám bệnh, phần lớn là những người có tuổi. Mỗi người cũng chỉ được khám rất nhanh, rồi nhận tờ giấy đi làm xét nghiệm và mua một mớ thuốc.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiZv451XKwgAi7Fgqafi-Ywa-9aKYkMlJH9BETL3CRXvXhvhnSNwAUQJ0FT-MARoK6q-y1T7OcZ1a7nTEHoRGPj2Qjh7taFeTfMVrU-fInEZBJNsBoLzanDM-o3uGnWSHroHbYw4FUT5LtI/s420/spvl_viengut.jpg
 
Bảng hiệu bên ngoài ghi “Viện Gút” - Ảnh: T.Tùng
Ai cấp phép ?
Trước đây, từng có bạn đọc lớn tuổi gọi đến Báo Thanh Niên kể rằng, vì nghe quảng cáo cứ tưởng Viện Gút là cơ quan nghiên cứu của ngành y tế nên lặn lội từ Đắk Lắk đến TP.HCM để khám bệnh, nhưng đến nơi mới biết đây là cơ sở tư, chủ yếu bán thuốc, còn khám bệnh thì sơ sài. Một bác sĩ lâu năm trong nghề thuộc lĩnh vực cơ xương khớp ở TP.HCM nói: “Rất nhiều người bệnh lầm tưởng đấy là viện của nhà nước nên tìm đến khám. Nhưng rồi sau đó mới biết đó là phòng khám tư. Tại đây chủ yếu lấy tiền người bệnh ở hai khâu bán thuốc và xét nghiệm”.
Trả lời PV Báo Thanh Niên về việc Sở Y tế có cấp phép cho cơ sở y tế nào mang tên “Viện Gút”, hay “Phòng khám đa khoa Viện Gút” hay không, ông Lê Minh Hải - Trưởng phòng Quản lý dịch vụ y tế tư nhân (Sở Y tế TP.HCM) - nói: “Sở không cấp phép cho đơn vị y tế nào mang tên Viện Gút, và cũng không hề cấp phép cho phòng khám có tên Phòng khám đa khoa Viện Gút. Sở chỉ cấp phép cho một phòng khám tư nhân ở số 98 Yên Thế”. Ông Hải cho biết sẽ báo Ban giám đốc Sở xin ý kiến về việc này, đồng thời sớm kết hợp với Thanh tra Sở đi kiểm tra làm rõ.

Phiếu khám bệnh đề “Phòng khám đa khoa Viện Gút”
Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi được biết, Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM có cấp phép hoạt động cho “Viện Gút” tại địa chỉ trên. Theo PGS-TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ, về nguyên tắc, viện làm chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, còn việc khám bệnh thì liên quan đến ngành y tế.
Trên thực tế, cơ sở tại số 98 đường Yên Thế trương bảng hiệu lớn ở cổng là Viện Gút, nhưng trong các tờ giấy khám bệnh, phiếu xét nghiệm, chụp chiếu của phòng khám ở đây lại tự ghi “Phòng khám đa khoa Viện Gút”.
Thanh Tùng
 

Hoa đẹp không chỉ có gai

Hàng loạt cây xanh trong nhà chứa chất độc chết người
Việc trồng vài cây cảnh nhỏ trong nhà hoặc nơi làm việc là sở thích của người Sài Gòn trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, các nhà sinh học cảnh báo trong số đó có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.
Trao đổi với VnExpress.net, Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên trồng các loại hoa, cây cảnh. Vì có thể loại hoa cây cảnh đó cực kỳ độc mà bố mẹ không biết.
Ông nói: “Tốt nhất, các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ nên cẩn thận, tuyệt đối không để các bé nghịch, cầm hay cho bất cứ loại lá cây nào vào miệng. Hơn thế, bé có thể nghịch đất trồng trong chậu rất bẩn, dễ nhiễm giun sán. Những loại hoa cây cảnh không chỉ độc với bé mà còn độc với cả người lớn”.
Sau đây là danh sách 22 loại cây cảnh có độc do Tiến sĩ Lệ cung cấp, đều được trồng phổ biến ở Việt Nam:
1. Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.
Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.

 
2. Thơm ổi: Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.

 
3. Ngoắt nghẻo: Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhFS6wnjZetHF6EkJmlkq3pR86RxacX01TWpRqb9U-txEWTbgI_w7P7FNBUuWXf8EXkJNyeaSkkauGRg3qawEmw013xh6JmaIEqDI-qg8TosD89gRVFA5HTFXdyISAUBK3qH9Ne9SVQa1c_/s490/spvl_ngoatngheo.jpg

 
4. Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly: Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.
Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

 
5. Đỗ Quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc AndromedotoxinArbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

 
6. Thiên điểu: Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

 
7. Môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.

 
8. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

 
9. Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.

 
10. Anh Thảo: Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độcAlkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.

 
11. Chuỗi ngọc: Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chấtGlucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

 
12. Môn lá lớn: Tên khoa học là Colocasia spp Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.

 
13. Hồng môn: Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

 
14. Dạ lan (tên khoa học là Hyacinth orientalis). Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloidgây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.

 
15. Cẩm tú cầu: Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chấtHydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

 
16. Xương rồng kiểng: Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.

 
17. Thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

 
18. Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,...): Có tên khoa học là Philodendronspp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.

 
19. Tulip: Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

 
20. Lục bình: Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.

 
21. Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độcLycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa...

 
22. Ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
 

Ăn để không chết... ngay.

Những câu chuyện về thực phẩm bẩn không gây rùng rợn và ám ảnh đến mức như chuyện về thuốc thịt người. Nhưng về bản chất, chẳng phải thực phẩm bẩn chính là thứ "thuốc" giết người âm thầm hay sao.
1. Cuối tuần, nghĩ lại vẫn thấy rợn người với vụ phát hiện thuốc làm từ thịt người của Trung Quốc mới đây. Rợn đến nỗi không đủ can đảm mô tả lại cái công đoạn điều chế "thần dược" kinh hoàng mà một đài truyền hình lớn của Hàn Quốc đã phanh phui.
Với công dụng được đồn thổi là chữa bách bệnh và tăng cường sinh lực, có những kẻ đã không ngần ngại xẻ thịt đồng loại và hẳn cũng không thiếu những kẻ sử dụng loại thuốc này dù biết rõ nguồn gốc. Có lẽ, nếu Đường Tăng tồn tại trong thời đại ngày nay, thì cũng sẽ hứng chịu số phận suốt đời bị truy giết, không phải bởi bầy lũ yêu tinh, mà bởi chính những con người "văn minh". Chẳng phải các yêu tinh trong Tây Du Ký vẫn tin rằng ăn thịt Đường Tăng sẽ được trường sinh bất lão sao.
Người viết chợt nhớ đến nỗi ám ảnh "ăn thịt người" trong tác phẩm Nhật ký người điên của Lỗ Tấn. "Người điên" của nhà văn đã nói thế này: "Có lẽ xưa kia, khi con người còn man rợ, họ đã từng ăn thịt người. Nhưng rồi về sau, tâm tư thay đổi, có kẻ không ăn nữa, muốn trở nên tốt, nên họ đã trở thành người, trở thành những người chân chính. Có kẻ vẫn ăn... Cũng như sâu bọ, có thứ biến thành chim, cá, khỉ, và cuối cùng biến thành người".
Miêu tả đó dường như là trùng khớp với thuyết tiến hóa của Darwin, cũng như khoa học đã chứng minh ăn thịt người là mức độ thấp nhất của sự tiến hóa, những người đã tiến hóa không ăn thịt người. Thế nhưng, cả khi con người đã tiến hóa, thì như "Người điên" chỉ ra, vẫn "có kẻ không muốn trở nên tốt, đến nay vẫn là sâu bọ. Kẻ ăn thịt người so với kẻ không ăn thịt người, xấu hổ biết mấy! Sợ còn xấu hổ hơn sâu bọ so với khỉ nhiều nhiều lắm" [1] .
Lời của một tiền nhân viết cách đây đã gần thế kỷ, đáng sợ thay, đến nay vẫn còn là một cảnh báo ám ảnh trong xã hội hiện đại.
2. Trong khi những từ như "thất kinh", "ghê rợn", "kinh hoàng" liên tục được lặp lại trong các tin tức về thuốc thịt người, thì từ "thờ ơ" lại được một bài báo sử dụng để miêu tả thái độ của người dân trước một thông tin không phải không có tương quan với tin chấn động trên: cải thảo Trung Quốc nhiễm chất gây ung thư. Theo bài báo này, "cải thảo vẫn bày bán phổ biến và được người tiêu dùng ưa chuộng".
Theo ý kiến riêng của người viết, nên thay thế từ "thờ ơ" bằng từ "không còn đủ sức quan tâm" sẽ chính xác hơn chăng? Bởi cái câu chuyện cải thảo chứa chất ướp xác formaldehyde này cũng chỉ đủ "lóp ngóp" trong liên hồi kỳ trận những tin tức về thực phẩm bẩn. Nào là thịt lợn siêu nạc, thịt thối, mỡ thối, măng tẩm lưu huỳnh, bánh kẹo bẩn, Bột chứa Rhodamine B; nước giải khát với mì ăn liền dùng phẩm màu kiềm; bún, giò thì đầy hàn the...
Đài truyền hình SBS của Hàn Quốc đưa tin về vụ phát hiện "thuốc thịt người". Ảnh: SBS
Thực tế ấy khiến người viết nhớ đến câu chuyện trong chính gia đình mình. Mẹ của người viết, vốn không được đánh giá là một phụ nữ nội trợ giỏi giang, luôn "hăng hái" đi đầu trong công cuộc bảo vệ sức khỏe gia đình. Một hồi, nghe rau cải rất ngốn thuốc sâu, cụ lập tức cải tạo bữa ăn bằng su hào vì nghe nói vỏ loại củ này dày, chống thuốc sâu tốt. Vậy là hàng tuần với su hào luộc, xào, ninh xương, dưa góp...
Đến một hôm, báo đài cho biết hóa ra su hào thực ra cũng không an toàn, một loại rau khác lại được cụ cho "lên đời". Triền miên với phát hiện thực phẩm bẩn, rồi thay thế, rồi phát hiện, thay thế, cụ cũng đến ngưỡng "nản" và đành để cho gia đình thân yêu ăn uống theo... sở thích.
Người tiêu dùng bây giờ có lẽ cũng đang trải nghiệm tâm trạng tương tự. Vì đến 3 bộ cùng quản mà bữa ăn người dân vẫn chưa sạch, lại cũng không muốn mang tiếng "ỷ lại" các bộ và hứng chịu những căn "bệnh lạ mãi thành quen", nhiều người chuyển sang phương án âm thầm tự cứu mình.
Báo đài phản ánh thức ăn đường phố cực bẩn, vậy thì đành quay lại như thời bao cấp, ăn sáng tại nhà, cặp lồng lủng lẳng đến cơ quan. Mình làm mình ăn là yên tâm nhất. Nhưng tự nấu ăn thì cũng phải mua thực phẩm. Thịt lợn có chất siêu nạc, vậy cạch thịt lợn. Nội tạng bốc mùi, vậy chia tay với những bữa lolotica (lòng lợn tiết canh). Rau muống tưới nước siêu bẩn, vậy tạm biệt rau muống...
Cứ như vậy, lần lượt từng món, từng món bỏ ta ra đi. Đến một ngày ta nhận ra chẳng còn ăn được cái gì nữa, và ta quay lại trạng thái thỏa hiệp: kệ vậy.
3. Những câu chuyện về thực phẩm bẩn không gây rùng rợn và ám ảnh đến mức như chuyện về thuốc thịt người. Nhưng về bản chất, chẳng phải thực phẩm bẩn chính là thứ "thuốc" giết người âm thầm hay sao. Và những người đã tạo ra chúng chẳng phải chính là đang gây tội ác sao?
Một trường hợp mà theo người viết nghĩ không hiếm xảy ra, là hiện có những gia đình thỉnh thoảng lại được "vinh dự" nhận những loại rau, thịt an toàn mà người nuôi trồng giới thiệu là chỉ dành cho người nhà, người quen thân (phần để bán sẽ có khu và chế độ "chăm sóc" riêng!). Vậy ra, rất nhiều người hoàn toàn ý thức - chứ không phải vô tình không biết - những thứ mình làm ra là độc hại, nên chỉ để cho... người lạ ăn.
Trung Quốc từng xử tội phạm thực phẩm bẩn với mức án dành cho các tội ác nghiêm trọng nhất khi kết án tử hình những kẻ chủ mưu vụ tạo lợn siêu nạc bằng chất clenbuterol hay vụ sữa nhiễm melamine... Ngay cả các thanh tra thú y và an toàn thực phẩm liên quan cũng phải nhận án tù do tắc trách và lạm quyền.
Nhưng cái "khó" ở Việt Nam, như lời một vị quan chức từng phân trần cách đây vài năm là "Trung Quốc có trẻ chết nên xử tử hình được. Vi phạm ở ta chưa ai chết, khó xử lý hình sự". Chưa ai chết, nên chỉ có thể phạt tiền vài triệu đến vài chục triệu, rồi mọi sự lại "nguyễn y vân".
Trong các chiến dịch tuyên truyền về tai nạn giao thông, hay HIV/AIDS, người ta thường nhấn mạnh thông điệp bằng cách đưa ra hình ảnh ghê rợn về hậu quả mà nạn nhân phải gánh chịu. Có lẽ cũng nên cho những người đang tích cực góp phần tạo ra một thị trường ngập tràn thực phẩm bẩn xem những thước phim về nạn nhân của họ. Họ sẽ được chứng kiến sức khỏe, thân thể của những nạn nhân đó đang từng ngày bị bào mòn, âm thầm chết dần cho đến ngày bị bệnh tật khủng khiếp như ung thư hành hạ và lôi khỏi cõi đời.
Còn bây giờ, trong khi chờ đợi những sự thức tỉnh, những hình phạt đích đáng, chúng ta đành làm một "phép thắng lợi tinh thần": định nghĩa lại vai trò của Ăn. Ăn vốn dĩ là hoạt động cơ bản để đảm bảo sự sống, nay ta chỉ nên bằng lòng với khái niệm: Ăn để không chết... ngay.

Nhiều người xem

Mời coi thêm