Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Bịnh Suy Thận Mãn Tính

Chronic Kidney Disease

Lynn Ly Phỏng Dịch theo trang web eMedicineHealth


http://www.emedicinehealth.com/chronic_kid.../article_em.htm


1) KHAI NIỆM VỀ BỊNH SUY THẬN MÃN TÍNH


THẬN BÌNH THƯỜNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA THẬN


Thận là một cặp cơ quan hình hạt đậu nằm hai bên cột sống ở vùng giữa bên dưới của lưng. Mỗi quả thận nặng khoảng ¼ cân Anh (pound) = 112.5 gram và chứa khoảng một triệu đơn vị lọc máu gọi là các ống sinh niệu (nephrons). . Mỗi ống sinh niệu (nephron) được cấu tạo bởi một tiểu cầu (glomerulus) và một ống nhỏ (tubule). Tiểu cầu (glomerulus) là một cái lọc thu nhỏ hay thiết bị giống như cái sàng / cái rây trong khi ống nhỏ (tubule) là một cái ống nhỏ xíu như cấu trúc gắn liền đối với tiểu cầu (glomerulus). Quả thận được kết nối với bàng quang (urinary bladder) do các ống gọi là ống niệu quản (ureters). Nước tiểu được lưu giữ trong bàng quang cho đến khi bàng quang được làm trống bằng cách đi tiểu. Bàng quang được kết nối ra bên ngoài cơ thể bằng một ống khác như cấu trúc ống gọi là niệu đạo (urethra).



Picture of www.emedicinehealth.com


Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi máu. Thận tiến hành gạn lọc khoảng 200 lít máu mỗi ngày và sản xuất khoảng 2 lít nước tiểu. Những chất phế thải được tạo ra từ các quá trình trao đổi chất bình thường bao gồm sự phân hủy các mô hoạt động, thức ăn được tiêu hóa, và các chất khác. Thận cho phép tiêu thụ nhiều loại thức ăn, các loại thuốc, các loại vitamin và các chất bổ sung, chất phụ trợ, và dung dịch dư thừa mà không cần lo lắng rằng độc hại của sản phẩm sẽ tích lũy lên đến mức có hại. Thận cũng đóng một vai trò chính trong điều chỉnh về mật độ khác nhau của các khoáng chất như calcium, sodium và potassium trong máu.

  • Ở bước đầu tiên trong sự gạn lọc, máu được chuyển vào tiểu cầu (glomeruli) do bởi các mạch máu có kẽ hở cực nhỏ gọi là những mao quản / mao mạch (capillaries). Tại đây, máu được lọc ra các sản phẩm phế thải và dung dịch dư thừa trong khi các hồng cầu, chất đạm (protein), và các phân tử lớn được giữ lại trong các mao quản (capillaries). Ngoài các chất phế thải, một số các chất hữu dụng cũng bị lọc ra. Phần máu lọc ra được gom lại trong 1 túi gọi là Bowman của nang và chảy vào trong các ống nhỏ (ống thận).
  • Những ống nhỏ (ống thận) này là bước kế tiêp trong qui trình gạn lọc . Những ống nhỏ (ống thận) được lót bằng các tế bào cao chức năng để tiến hành sự gạn lọc, thẩm thấu lại nước và hóa chất hữu ích cho thân thể trong khi kìm giữ lại một số chất thải phụ trội khác ở ống nhỏ (ống thận)

Thận cũng sản xuất hooc-môn (hormone) nhất định mà có chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm như sau:
  • Dạng kích hoạt của vitamin D (calcitriol or 1,25 dihydroxy-vitamin D), mà điều chỉnh sự hấp thụ chất calcium và phốt pho (phosphorus) từ thực phẩm, thúc đẩy sự hình thành của xương vững chắc
  • Erythropoietin (EPO), chất kích thích tuỷ xương để sản xuất tế bào máu.
  • Renin, chất điều chỉnh lượng máu và huyết áp

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SUY THẬN (KIDNEY FAILURE) VÀ BỊNH THẬN (KIDNEY DISEASE) ?


Suy Thận (Kidney failure)

  • Suy thận xảy ra khi một phần hoặc toàn phần thận mất khả năng để thực hiện các chức năng bình thường.
  • Điều này nguy hiểm bởi vì nước, chất phế thải, và các chất độc hại tích tụ lại mà bình thường thì các thứ này được loại bỏ khỏi cơ thể bằng thận.
  • Nó cũng gây ra những vấn đề khác như thiếu máu, cao huyết áp, sự nhiễm axit (thừa acid trong dung dịch cơ thể), rối loạn cholesterol và axit béo, và bệnh xương trong cơ thể do thân suy giảm sự sản xuất hooc môn (hormon).

Bệnh Suy Thận Mãn Tính (Chronic Kidney Disease)


Bệnh suy thận mãn tính là khi thận bị suy thoái từ từ và thường vĩnh viễn mất chức năng thận qua thời gian. Điều này xảy ra từ từ theo thời gian, thông thường từ nhiều tháng đến nhiều năm. Bệnh suy thận mãn tính được chia thành năm giai đoạn theo mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng.

Giai Đoạn Mô Tả GFR mL/min/1.73m2
1 Thận bị hư hại rất nhẹ (slight) với sự gạn lọc tăng lên hay bình thường Hơn 90
2 Chức năng Thận giảm nhẹ 60-89
3 Chức năng Thận giảm ở mức độ trung bình 30-59
4 Chức năng Thận giảm ở mức độ nghiêm trọng 15-29
5 Suy thận cần chạy thận hoặc cấy ghép Thấp hơn 15


Ghi Chú:
GFR là tỷ lệ lọc cầu thận, một phép đo chức năng của thận.
Giai đoạn thứ 5 của suy thận mãn tính cũng được gọi là giai đoạn cuối bệnh thận, trong đó toàn bộ hay hầu như toàn bộ thận mất chức năng thận và bệnh nhân cần chạy thận hoặc cấy ghép thận để sinh tôn. Thuật ngữ tiếng Anh "renal" (thận) dùng để chỉ "kldney" (thận), do đó, một tên khác cho suy thận = "kidney failture" là "renal failure". Loại bệnh suy thận nhẹ thường được gọi là "renal insufficiency".

Không giống như bệnh suy thận mãn tính (chronic kidney disease / chronic kidney failure), suy thận cấp tính (acute kidney failure) phát triển nhanh chóng, trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Suy thận cấp tính thường phát triển do đáp ứng cho một sự rối loạn mà trực tiếp ảnh hưởng đến thận, ảnh hưởng đến sự cung cấp máu cho thận, hoặc sự bài tiết nước tiểu .
  • Suy thận cấp tính thường không làm hỏng thận vĩnh viễn. Với sự điều trị thích hợp cho đúng với nguyên nhân tiềm ẩn của thận, thận thường có thể phục hồi và phục hồi hoàn toàn .
  • Tuy nhiên, trong một số trường hợp suy thận cấp tính có thể tiến triển đến bệnh suy thận mãn tính.

2) NGUYÊN NHÂN BỊNH SUY THẬN MÃN TÍNH


Mặc dù bệnh suy thận mãn tính đôi khi là kết quả từ các căn bịnh chính từ bản thân quả thận, những nguyên nhân chính là bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

  • Bịnh Tiểu Đương (diabetes mellitus) loại 1 và loại 2 gây ra một tình trạng gọi là "thận tiểu đường" (diabetic nephropathy), là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận ở Hoa Kỳ.
  • Huyết áp cao (hypertension), nếu không được kiểm soát, có thể làm hư thận theo thời gian.
  • Viêm thận-tiểu-cầu (Glomerulonephritis) là viêm và thiệt hại về hệ thống lọc của thận và có thể gây suy thận. Những tình trạng xuất hiện sau khi bị viêm (Postinfectious conditions) và bịnh lở ngoài da (lupus) là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra viêm thận-tiểu-cầu (glomerulonephritis).
  • Bệnh thận đa u nang (Polycystic kidney disease) là một ví dụ của một nguyên nhân di truyền của bệnh thận mãn tính trong đó cả hai quả thận có nhiều nang (multiple cysts).
  • Việc sử dụng thuốc giảm đau (analgesics) như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Motrin, Advil) thường xuyên qua thời gian dài có thể là thuốc giảm đau thận, nhưng cũng là một nguyên nhân của bệnh thận. Một số thuốc khác nhất định cũng có thể làm hư thận.
  • Sự tắc nghẽn và xơ vữa các động mạch (atherosclerosi) dẫn đến thận gây ra một tình trạng được gọi là thận thiếu máu cục bộ (ischemic nephropathy), mà là một nguyên nhân khác vê sự hủy hoại thận phát triển không ngừng.
  • Sự tắc nghẽn các dòng nước tiểu do sạn thận, phì đại tiền liệt tuyến, những chứng cơ quan bị thu hẹp (strictures = narrowings), hoặc ung thư cũng có thể gây bệnh thận.
  • Các nguyên nhân khác của bệnh thận mãn tính bao gồm nhiễm HIV, bệnh tế bào liềm (sickle cell disease), lạm dụng ma túy (heroin abuse), thoái hóa Amyloid protein (amyloidosis), sỏi/sạn thận, nhiễm trùng thận mãn tính, và những loại ung thư nhất định.

Nếu bạn có bất kỳ các tình trạng sau đây, bạn đang ở nguy cơ cao hơn-bình thường về sự phát triển bệnh thận mãn tính. Các chức năng thận của bạn cần nên theo dõi thường xuyên.
  • Bịnh Tiểu Đường loại 1 hay loại 2 (Diabetes mellitus type 1 or 2 )
  • Bịnh cao huyết áp (High blood pressure / hypertension)
  • Bịnh cao mỡ trong máu (High cholesterol)
  • Bịnh tim (heart disease)
  • Bịnh gan (Liver disease)
  • Bịnh thận (kidney disease)
  • Bịnh thoái hóa Amyloid protein (Amyloidosis)
  • Bịnh tế bào hình liềm (Sickle cell disease)
  • Bịnh lở da do tình trạng viêm mạn tính gây ra bởi một bệnh tự miễn dịch (Systemic Lupus erythematosus)
  • Các bệnh mạch máu như viêm động mạch (arteritis), viêm vi mạch (vasculitis), hoặc sự loạn phát triển sơ-cơ (fibromuscular dysplasia)
  • Sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang vào niêu quản (Vesicoureteral reflux) (một vấn đề đường tiết niệu mà trong đó nước tiểu đi sai đường)
  • Những bệnh lý về các khớp xương hay bắp thịt mà thường xuyên yêu cầu phải sử dụng thuốc chống viêm
  • Nếu gia đình bạn có bịnh sử về bệnh thận.

3) BỆNH THẬN MÃN TÍNH PHỔ BIẾN RA SAO ? (How Common is Chronic Kidney Disease?)

  • Bệnh thận mãn tính là một vấn đề sức khỏe ngày càng tăng tại Hoa Kỳ. Một báo cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (the Centers for Disease Control = CDC) xác định rằng 16,8% tổng số người trưởng thành trên 20 năm có bệnh thận mãn tính. Vì vậy, trong sáu người có 1 người bệnh thận, và hơn 400.000 bệnh nhân đang chạy thận hoặc đã nhận được cấy ghép thận. Khoảng 67.000 người chết mỗi năm vì suy thận.
  • Sự lan tràn về mắc bệnh thận mãn tính đã tăng 16% so với những thập kỷ trước đây. Các tỷ lệ đang gia tăng về bệnh tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, và gia tăng mật độ dân số người lớn tuổi đã dẫn đến sự gia tăng bệnh thận.
  • Bệnh thận mãn tính càng lan tràn giữa các cá nhân trên 60 tuổi (39,4%).
  • Bệnh thận phổ biến hơn trong số các người Mỹ gốc Tây Ban Nha (Hispanic = Spanish American), người Mỹ gốc Phi Châu (African American), người Châu á hay người ở khu vực đảo Thái Bình Dương, và người Mỹ bản xứ .

4) CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH THẬN MÃN TÍNH


Thận rất xuất sắc trong khả năng điều chỉnh các vấn đề trong chức năng của thận . Đó là lý do tại sao bệnh thận mãn tính có thể phát triển mà không có triệu chứng gì trong một thời gian dài cho đến khi khi chức năng thận chỉ còn ở mức tối thiểu.


Bởi vì thận thực hiện rất nhiều chức năng cho cơ thể, cho nên bệnh thận có thể ảnh hưởng đến cơ thể bằng rất nhiều cách khác nhau. Những triệu chứng khác nhau rất nhiều. Một số hệ thống cơ quan khác có thể bị ảnh hưởng. Đáng chú ý, hầu hết bệnh nhân không có giảm sản lượng nước tiểu, ngay cả với bệnh thận mãn tính ở giai bắt đầu phát triển.

  • Mệt mỏi (Fatigue) và suy nhược (weakness)(do thiếu máu hay do tích lũy những chất phế thải trong cơ thể)
  • Chán ăn, buồn nôn và ói mửa
  • Cần đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
  • Sưng chân và sưng vòng quanh mắt (dung dịch tồn đọng trong cơ thể)
  • Ngứa, dễ bầm tím, và màu da xanh xao (do thiếu máu)
  • Nhức đầu, tê ở bàn chân hay tay (đau thần kinh ngoại biên), giấc ngủ bị nhiễu loạn (disturbed sleep), thay đổi trạng thái tâm thần (bệnh não (encephalopathy) từ sự tích tụ của các chất thải hoặc các chất độc urê huyết(uremic) ), và hội chứng chân bồn chồn (restless legs syndrome)
  • Cao huyết áp, đau ngực do bỏi bệnh viêm màng ngoài tim (pericarditis) (viêm vòng quanh tim)
  • Thở dốc do có chất dịch trong phổi
  • Xuất huyết (khả năng máu đông lại yếu = poor blood clotting)
  • Đau xương và gãy xương
  • Suy giảm hứng thú tình dục và rối loạn chức năng cương dương (Decreased sexual interest and erectile dysfunction)

5) KHI NÀO CẦN TÌM ĐẾN SỰ QUAN TÂM / CHĂM SÓC VỀ Y TẾ ?


Một số dấu hiệu và triệu chứng có thể cho gợi ý về các biến chứng của bệnh thận mãn tính. Hãy phone cho bác sĩ của bạn nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng sau đây:

  • Thay đổi về mức năng lượng cơ thể hay sức mạnh
  • Lượng nước tích tụ ở chân tăng (sưng phù), ở chung quanh mắt hay ở những bộ phận khác của cơ thể
  • Khó thở / thổ dốc hoặc thay đổi nhip hơi thở bình thường
  • Buồn nôn hoặc ói mửa (Nausea or vomiting)
  • Chóng mặt nhẹ nhẹ (Light-headedness)
  • Đau xương, đau khớp nghiêm trọng
  • Dễ bị bầm tím (easy bruisability)
  • Ngứa ngáy

Nếu bạn có bệnh tiểu đường, huyết áp cao, hoặc vấn đề về thận, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn biết hoặc nghi ngờ rằng bạn đang mang thai.

Hãy đi gặp bác sĩ để được đề nghị theo dõi và điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, và cao mỡ trong máu (cholesterol cao).


Một số dấu hiệu và triệu chứng biểu hiện cho khả năng xảy ra một biến chứng nghiêm trọng của bệnh thận mãn tính cần bảo đảm được chuyển vào khoa cấp cứu của bệnh viện gần nhất:

  • Thay đổi ở mức độ ý thức - buồn ngủ cực kỳ hoặc khó khăn để thức tỉnh
  • Ngất xỉu
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Buồn nôn hay nôn mửa nghiêm trọng
  • Xuất huyết nghiêm trọng (từ bất kỳ nguồn nào, nơi nào trên cơ thể)
  • Suy nhược nghiêm trọng

6) NHỮNG KHẢO SÁT VÀ NHỮNG XÉT NGHIỆM (EXAMS AND TESTS)


Bệnh suy thận mãn tính thường không gây ra triệu chứng gì trong những giai đoạn đầu của nó. Chỉ những xét nghiệm của phòng thí nghiệm mới có thể phát hiện bất kỳ vấn đề đang phát triển. Bất cứ ai ở mức nguy cơ gia tăng về bệnh suy thận mãn tính cần phải được kiểm tra thường xuyên về sự phát triển của căn bịnh này

  • Xét nghiệm nước tiểu, máu, và các xét nghiệm hình ảnh (chụp x-quang) được sử dụng để phát hiện bệnh thận, cũng như để theo dõi tiến triển của căn bệnh.
  • Tất cả các xét nghiệm này đều có giới hạn. Chúng thường được sử dụng chung với nhau (phối hợp với nhau) để phác họa một hình ảnh về tính chất và mức độ của bệnh thận.
  • Nói chung, tiến trình xét nghiệm này có thể được thực hiện trên một nền tảng căn bản cho bệnh nhân điều trị ngoại trú (bệnh nhân không phải nằm trong bịnh viện)

NHỮNG XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU


PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU (Urinalysis):
Phân tích nước tiểu cung cấp sự hiểu biết sâu sắc rất lớn về chức năng của thận. Bước đầu tiên trong xét nghiệm nước tiểu là làm một kiểm tra dùng que thử nước tiểu (dipstick test). Que thử nước tiểu có phản ứng hóa học để kiểm tra nước tiểu về sự hiện diện khác biệt của các thành phần bình thường và bất thường bao gồm cả protein. Sau đó, nước tiểu được khảo sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào hồng huyết cầu và bạch huyết cầu, và sự hiện diện của các phôi và các tinh thể (chất rắn).

Chỉ có số lượng rất nhỏ albumin (protein) hiện diện trong nước tiểu bình thường . Một kết quả dương tính trên que thử nước tiểu về protein là sự bất thường. Nhạy bén hơn que thử nước tiểu về protein là sự ước tính trong phòng thí nghiệm về chất albumin (protein) và chất creatinin trong nước tiểu. Tỷ lệ albumin (protein) và creatinin trong nước tiểu cung cấp một ước lượng tốt về chất albumin (protein) được bài tiết mỗi ngày.


HAI-MƯƠI-BỐN GIỜ THỬ NGHIỆM NƯỚC TIỂU (Twenty-four-hour urine tests):
Xét nghiệm này đòi hỏi bạn phải thu thập tất cả các nước tiểu của bạn trong 24 giờ liên tục. Nước tiểu có thể sẽ được phân tích về protein và chất thải (urea, nitrogen,và creatinin). Sự hiện diện của chất đạm (protein) trong nước tiểu cho thấy sự tổn thương thận. Số lượng creatinin và urea được bài tiết trong nước tiểu có thể được dùng để tính toán mức độ chức năng thận và tỷ lệ lọc cầu thận (GFR = Glomerular Giltration Rate).

TỶ LỆ LỌC CẦU THẬN (Glomerular filtration rate GFR):
Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR) là một giá trị trung bình tiêu chuẩn thể hiện chức năng toàn thể của thận. Khi bịnh thận phát triển, GFR giảm nhanh. GFR bình thường là khoảng 100-140 ml / phút ở đàn ông và 85-115 ml / phút ở phụ nữ. GFR bình thường là khoảng 100-140 ml / phút ở đàn ông và 85-115 ml / phút ở phụ nữ. Nó giảm trong hầu hết những người có tuổi. GFR có thể tính toán từ số lượng các sản phẩm chất thải trong 24-giờ- nước tiểu hoặc bằng cách sử dụng các dấu hiệu đặc biệt điều hành hành bởi tĩnh mạch. Bệnh nhân được chia thành năm giai đoạn của bệnh thận mãn tính dựa trên GFR của họ .

NHỮNG XÉT NGHIỆM MÁU


CREATININE VÀ UREA (BUN) TRONG MÁU:
Lượng nitrogen urea trong máu (Blood urea nitrogen = BUN) và creatinine trong huyết thanh (creatinine serum) những xét nghiệm máu thường sử dụng nhất để quan sát và theo dõi bịnh thận. Creatinine là một "phân tử" (a breakdown product) của sự phân chia các cơ bắp bình thường. Urea là sản phẩm chất thải của phân chia nhỏ protein. Mực độ các chất này tăng trong máu khi chức năng năng thận trở nên xấu đi .

ƯỚC TÍNH GFR (ESTIMATED GFR = eGFR):
Nhân viên phòng thí nghiệm hoặc bác sĩ của bạn có thể tính ra một số lượng ước đoán về GFR bằng cách sử dụng thông tin từ hoạt động máu của bạn. Thật là quan trọng để nhận thấy được một số lượng ước đoán về GFR của bạn và giai đoạn của bệnh thận mãn tính. Bác sĩ của bạn sẽ đựa vào giai đoạn bịnh thận của bạn để cho lời khuyên là cần những thử nghiêm bổ xung nào và gợi ý về sự chăm sóc ra sao.

NHỮNG MỨC ĐIỆN PHÂN VÀ SỰ CÂN BẰNG ACID-BASE (ELECTROLYTE LEVELS AND ACID-BASE BALANCE):
Rối loạn chức năng thận gây ra sự mất cân bằng trong điện giải, đặc biệt là potassium, phosphorus, và calcium. Cao potassium (hyperkalemia) là một mối quan tâm đặc biệt. Sự cân bằng acid-base trong máu thường cũng bị phá vỡ theo.

Sự giảm sản xuất về các dạng hoạt động của vitamin D có thể gây ra mức độ thấp calcium trong máu. Sự mất khả năng bài tiết / sa thải phosphorus do suy thận thường gây ra mức độ phosphorus trong máu tăng. Mức độ hormone (hooc-mon) của tinh hoàn hay buồng trứng cũng có thể là bất thường.


ĐIẾM TẾ TÀO MÁU (BLOOD CELL COUNTS):

Bởi vì bệnh thận gây gián đoạn sự sản xuất tế bào máu và rút ngắn sự sống còn của các hồng huyết cầu, nên số lượng đếm tế bào hồng huyết cầu và hemoglobin có thể thấp (thiếu máu = anemia). Một số bệnh nhân cũng có thể bị thiếu sắt do mất máu trong hệ tiêu hóa của họ. Những thiếu hụt dinh dưỡng khác cũng có thể làm giảm việc sản xuất các tế bào hồng cầu .

NHỮNG XÉT NGHIỆM KHÁC (OTHER TESTS)


SIÊU ÂM (ULTRASOUND):
Siêu âm thường được sử dụng trong chẩn đoán bệnh thận. Siêu âm là 1 loại thử nghiệm không xâm phạm (a nonivasive type of test) Nói chung, thận bị thu nhỏ kích thước (bị teo) ở bệnh thận mãn tính, mặc dù thận có thể là bình thường hoặc thậm chí có kích thước lớn trong các trường hợp gây ra bởi người lớn mắc bệnh thận đa u nang (polycystic), thận tiểu đường (diabetic nephropathy), và thoái hóa Amyloid protein (amyloidosis). Siêu âm cũng có thể được dùng để chẩn đoán sự hiện diện của tắc nghẽn đường tiết niệu, sỏi thận và cũng để đánh giá lưu lượng máu vào thận.

SINH THIẾT (BIOPSY):
Một mẫu của mô thận (sinh thiết) đôi khi được yêu cầu trong trường hợp mà nguyên nhân gây ra các bệnh thận không rõ ràng. Thông thường, sinh thiết có thể được thu thập với sự gây tê khu vực để chỉ đưa kim qua da vào thận. Việc này thường được thực hiện như một tiến trình cho bịnh nhân ngoại trú, mặc dù một số cơ sở có thể yêu cầu bịnh nhân ở lại bệnh viện qua đêm.

7) ĐIỀU TRỊ BỊNH SUY THẬN MÃN TÍNH (Chronic Kidney Disease Treatment)


A) TỰ CHĂM SÓC TẠI NHÀ (Self-Care at Home)


Bệnh thận mãn tính là một bệnh phải được trông nom theo sát lời tư vấn của bác sĩ bạn . Tự điều trị thường không thích hợp

  • Tuy nhiên, có một số quy tắc quan trọng trong chế độ ăn uống mà bạn có thể làm theo để giúp làm chậm tiến trình bệnh thận của bạn và giảm khả năng biến chứng phức tạp
  • Đây là một quá trình phức tạp và phải được áp dụng cho riêng biệt từng người, trong quá trình này thường cần sự trợ giúp của bác sĩ của bạn và một chuyên gia về dinh dưỡng.

Sau đây là những hướng dẫn chung về chế độ ăn uống:

  • Sự hạn chế chất Protein(chất đạm): Giảm dung nạp lượng protein có thể làm chậm tiến trình của bệnh thận mãn tính. Một chuyên viên dinh dưỡng có thể giúp bạn xác định lượng protein thích hợp cho bạn.
  • Sự hạn chế chất muối: Hạn chế đến 4-6 gam mỗi ngày để tránh sự tồn đọng dung dịch trong cơ thể và giúp kiềm chế bịnh cao áp huyết.
  • Sự thu nạp các dung dịch (Fluid intake): Uống quá nhiều nước không giúp phòng ngừa bệnh thận. Trong thực tế, bác sĩ có thể khuyên bạn nên hạn chế uống nước.
  • Sự hạn chế chất Postassium: Điều này là cần thiết trong bước đầu diều trị vì thận không thể loại bỏ potassium. Mực độ potassium cao có thể gây ra nhịp tim bất thường (abnormal heart rhythms). Một số thí dụ về các thực phẩm giàu chất potassium như chuối, cam, các hạt ngũ cốc (nuts), và khoai tây.
  • Sự hạn chế chất Phosphorus: Giảm dung nạp lượng Phosphorus được khuyến khích để bảo vệ xương. Trứng, hạt cà phê, thức uống cola, và sản phẩm từ sữa là những ví dụ của các thực phẩm giàu Phosphorus.

Các biện pháp quan trọng khác mà bạn có thể dùng bao gồm:

  • Phải cẩn thận làm theo quy định để kiểm soát huyết áp và bịnh tiểu đường của bạn
  • Phải ngưng hút thuốc lá (cai nghiện thuốc lá)
  • Phải giảm cân / giảm trọng lượng dư thừa

Trong bệnh thận mãn tính, một số thuốc có thể độc hại cho thận và có thể cần phải tránh hoặc cần điều chỉnh liều lượng . Trong số các loại thuốc bầy bán trên quầy kệ / thuốc không cần toa bác sĩ, những điều cần thiết sau đây cần nên tránh hay thận trong khi sử dụng :

  • Một số thuốc giảm đau (analgesics) - Aspirin; thuốc kháng viêm không chứa chất steroid (nonsteroidal anti-inflammatory drugs): (NSAIDs, như ibuprofen ( thí dụ là Motrin )
  • Rửa ruột bằng Fleets hay Phosphosoda bởi vì các loại này chứa dung lượng phosphorus cao
  • Thuốc nhuận tràng (Laxatives) và thuốc kháng acid (antacids) có chứa magnesium và aluminum như sữa của Magnesia và Mylanta
  • H2-receptor antagonists loại thuốc trị loét (Ulcer medication H2-receptor antagonists) -- cimetidin (Tagamet), Ranitidine (Zantac), cần giảm liều đối với ngươi bị bệnh thận
  • Decongestants (một thuốc dùng làm giảm bớt sự tắc nghẽn phổi) như pseudoephedrine (Sudafed) đặc biệt là nếu bạn có huyết áp cao
  • Alka Seltzer, khi mà chất này chứa rất nhiều muối
  • Các loại thuốc thảo dược (Herbal medications)

Nếu bạn đang trong tình trạng như bịnh tiểu đường (diabetes), huyết áp cao, hay mỡ trong máu cao (high cholesterol) do tiềm ẩn bịnh suy thận mãn tính, hãy sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thăm khám trực tiếp bạn để có thể theo dõi và giám sát thật tốt tiến triển căn bịnh


B) ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC (Medical Treatment)


Không có cách chữa bệnh thận mãn tính. Bốn mục tiêu của liệu pháp (biện pháp trị liệu) như sau:

  • Làm chậm tiến trình của căn bệnh
  • Chữa trị nguyên nhân tiềm ẩn và nhân tố tham dự vào
  • Điều trị các biến chứng phức tạp của căn bệnh
  • Thay thế các chức năng mà thận bị mất

Những phác đồ để làm chậm tiến triển và những điều kiện trị liệu tiềm ẩn về bệnh suy thận mãn tính bao gồm:
  • Kiểm soát đường huyết (blood glucose): Duy trì kiểm soát tốt bệnh tiểu đường là rất quan trọng. Những người bị bệnh tiểu đường mà không kiểm soát đường huyết của họ thì có nguy cơ cao hơn nhiều về tất cả các biến chứng phức tạp của bệnh tiểu đường, trong đó có bệnh thận mãn tính.
  • Kiểm soát áp huyết cao (high blood pressure): Điều này cũng làm chậm tiến trình của bệnh thận mãn tính. Đề nghị giữ huyết áp của bạn dưới 130/80 mm Hg nếu bạn có bệnh thận. Sự việc này thường hữu ích để theo dõi huyết áp ở nhà. Thuốc Huyết áp được biết đến như angiotensin converting enzym (ACE) những chất ức chế hoặc những chất ngăn chận tiếp thu angiotensin (ARB = angiotensin receptor blockers; angiotensin là chất gây thu hẹp các mạch máu ) có lợi ích đặc biệt trong việc bảo vệ thận.
  • Dinh Dưỡng: Kiểm soát chế độ ăn uống l là cần thiết để làm chậm tiến trình của bệnh thận mãn tính và nên được thực hiện theo sát với hướng dẫn của bác sĩ bạn và với chuyên gia dinh dinh dưỡng . Đối với một số hướng dẫn chung, hãy xem phần "tự chăm sóc ở nhà" của bài viết này.

Các biến chứng phức tạp của bệnh thận mãn tính có thể yêu cầu điều trị.
  • Sự tồn đọng dung dịch trong cơ thể có thể được điều trị với bất kỳ một số thuốc lợi tiểu (diuretic medications) để loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, các thuốc này không phù hợp cho tất cả các bệnh nhân.
  • Thiếu máu (Anemia) có thể được điều trị bằng các tác nhân kích thích tạo hồng huyết cầu (erythropoiesis stimulating agents). Các tác nhân kích thích tạo hồng cầu là một nhóm các loại thuốc mà thay thế sự thiếu hụt erythropoietin, mà thường được sản xuất bởi quả thận khỏe mạnh. Thông thường, bệnh nhân được điều trị bằng các loại thuốc như yêu cầu như là uống chất sắt (iron) hoặc đôi khi tiêm thuốc.
  • Xương bệnh phát triển ở những bịnh nhân bịnh thận do không có khả năng bài tiết phosphorus và mất khả năng tạo chất kích hoạt vitamin D . Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc ngăn chận phosphorus trong ruột, và có thể kê toa các chất kích hoạt vitamine D (active forms of vitamin D).
  • Acidosis có thể phát triển với bệnh thận. Acidosis có thể gây ra sự hủy hoại protein, bịnh viêm nhiễm và bịnh xương. Nếu lượng Acidosis là đáng kể, bác sĩ của bạn bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc như sodium bicarbonate (baking soda) để điều chỉnh lại .

C) CHẠY THẬN (Dialysis)


Ở giai đoạn cuối bệnh thận, chức năng thận chỉ có thể được thay thế bằng cách chạy thận hoặc cấy ghép thận. Hãy tìm xem phần cấy ghép cho biết thêm thông tin về cấy ghép thận . Có hai loại chạy thận:

  • Lọc máu (hemodialysis)
  • Chạy thận phúc mạc (Peritoneal dialysis)

LỌC MÁU (Hemodialysis)


Lọc máu bao gồm sự tuần hoàn máu xuyên qua một bộ lọc trên một máy phân tách máu (máy chạy thận). Máu được tẩy sạch các chất phế thải và lượng nước dư thừa. Mật độ acid và nồng độ các khoáng chất khác nhau như sodium và potassium trong máu được bình thường hóa trở lại. Sau đó máu được đưa quay trở lại vào cơ thể.

  • Việc chạy thận dài hạn yêu cầu sự truy cập vào một mạch máu để bộ máy có một cách loại bỏ (các chất dư thừa) và trả máu về cơ thể. Điều này có thể thực hiện dưới hình thức một ống dẫn lưu chạy thận (a dialysis catheter) hoặc một kết nối động-tĩnh mạch xuyên qua 1 lõ rò (an arteriovenous fistula= là một kiểu truy nhập và thẩm tách máu được tạo ra bằng việc nối một động mạch và tĩnh mạch thông thường đặt trong cánh tay bịnh nhân) hoặc sự cấy ghép (graft)
  • Một ống dẫn lưu có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Những ống dẫn lưu này được đặt ở cổ hoặc háng để vào thành mạch máu lớn. Những ống dẫn lưu có huynh hướng dễ bị nhiễm trùng và cũng có thể làm cho các mạch máu bị đóng cục (clot) hay bị thu hẹp.
  • Cách truy cập ưa chuộng cho việc lọc máu là một kết nối động-tĩnh mạch xuyên qua 1 lõ rò một lỗ rò (an arteriovenous fistula) trong đó một động mạch dược nối trực tiếp vào tĩnh mạch. Tĩnh mạch phải mất 2-4 tháng để phồng to và trưởng thành trước khi nó có thể được sử dụng để chạy thận. Một khi trưởng thành, hai cây kim được đặt vào tĩnh mạch để thực hiện việc chạy thận. Một cây kim được sử dụng để rút máu ra và cho chạy qua máy chạy thận. Cây kim thứ hai là đư máu sạch trở cơ thể.
  • Sự cấy ghép đường nối động mạnh và tĩnnh mạch (An arteriovenous graft) được đặt vào những bệnh nhân có tĩnh mạch nhỏ hoặc ở bịnh nhân mà một dường ống rò đã không phát triển / không thực hiện được. Việc cấy ghép này được thưc hiện bằng vật liệu nhân tạo (artificial material) và những cây kim chạy thận nhân được chèn ghép trực tiếp vào cơ thể .
  • Những thiết bị truy cập vào tĩnh mạch thường có thể được đặt với thuốc gây mê tại chỗ / gây mê từng vùng (local anesthesia) cho bịnh nhân ngoại trú (bịnh nhân không phải nằm trong bịnh viện)
  • Lọc máu thường mất 3-5 giờ và cần thiết thực hiện ba lần một tuần.
  • Bạn sẽ cần phải đi đến một trung tâm chạy thận để lọc máu thương xuyên .
  • Việc lọc máu tại nhà có thể thực hiện trong một số trường hợp. Cần một người chăm sóc biết hỗ trợ bạn với các phương pháp điều trị chạy thận. Một thành viên trong gia đình hoặc người bạn thân là sự lựa chọn thông thường, mặc dù đôi khi bệnh nhân có thể thuê một chuyên viên hỗ trợ cho việc chạy thận. việc lọc máu tại nhà có thể được thực hiện như theo cách điều trị truyền thống (xưa nay) là ba lần một tuần, lọc máu lâu dài về đêm (qua đêm), lọc máu trong khoảng thời gian ngắn hàng ngày (short daily hemodialysis). Việc lọc máu hàng ngày hay lọc máu qua dêm dài(long nocturnal hemodialysis) cung cấp lợi thế trong năng lục sống và kiểm soát tốt hơn về bệnh cao huyết áp, thiếu máu, và các bệnh về xương.

CHẠY THẬN PHÚC MẠC (Peritoneal dialysis)


Chạy thận phúc mạc sử dụng màng lót (peritoneum) của bụng như một bộ lọc để làm sạch máu và loại bỏ dung dịch (chất lỏng) dư thừa. Một ống dẫn lưu được cấy vào bụng qua một tiến trình phẫu thuật nhỏ. Chạy thận phúc mạc có thể được thực hiện bằng tay hoặc bằng cách sử dụng một bộ máy để thực hiện việc chạy thận vào ban đêm.

  • Khoảng 2-3 lít dung dịch chạy thận được truyền vào trong khoang bụng qua ống dẫn lưu (catheter) này. Dung dịch này có chứa những chất mà lôi kéo chất thải và nước dư thừa ra khỏi các mô lân cận.
  • Dung dịch này được phép trú ngụ trong khoảng hai đến vài giờ trước khi được làm khô ráo, để lấy các các chất thải không cần đến và nước theo nó.
  • Các dung dịch này thường cần phải được trao đổi 4-5 lần một ngày.
  • Chạy thận phúc mạc cung ứng nhiều tự do thoải mái hơn so với việc lọc máu khi mà bịnh nhân không cần phải ghé đến một trung tâm chạy thận để điều trị cho họ . Bạn có thể thực hiện nhiều hoạt động bình thường của bạn trong khi đang trải qua cách điều trị này. Đây có thể là liệu pháp thích hợp hơn cho trẻ em.

Hầu hết các bệnh nhân đều có thể dùng cả hai cách lọc máu và lọc thận phúc mạc. Có sự khác biệt nhỏ trong kết quả giữa hai tiến trình này. Bác sĩ của bạn có thể giới thiệu một trong hai loại chạy thận dựa trên lịch sử bịnh lý và phẫu thuật của bạn. Tốt nhất là chọn phương thức cho bạn chạy thận sau khi tìm hiểu biết về cả hai tiến trình và kết hợp chúng với phong cách sống hằng ngày, các hoạt động hàng ngày, lịch trình thời khóa biểu các hoạt động, khoảng cách từ các lần thực hiện chạy thận, hệ thống hỗ trợ, và sở thích cá nhân của bạn.

D) CẤY GHÉP THẬN (Transplantation)


Cấy ghép thận mang lại kết quả tốt nhất và chất lượng sống tốt nhất. Việc cấy ghép thận thành công xảy ra hàng ngày tại Hoa Kỳ. Những quả thận được cấy có thể do thân nhân còn sống hiến tặng, những người không phải là thân nhân của bịnh nhân hiến tặng, hoặc những người đã chết vì nguyên nhân nào đó (những người hiến tặng tử thi). Ở những người bị bệnh tiểu đường loại I, một sự cấy phép kết hợp giữa thân - Tụy thường là một lựa chọn tốt hơn hết.


Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều là người được đề nghị cho việc cấy ghép thận. Bệnh nhân cần phải trải qua thử nghiệm xét nghiệm rộng lớn để đảm bảo tính phù hợp của họ về việc cấy ghép. Đồng thời, vì sự thiếu hụt các cơ quan nội tạng cho việc cấy ghép đòi hỏi bệnh nhân phải chờ đợi hàng tháng đến hàng năm trước khi nhận được sự cấy ghép.


Một người cần được cấy ghép thận phải trải qua các xét nghiệm để xác định một vài đặc điểm / nét đặc chưng của hệ thống miễn dịch của mình. Người nhận có thể chấp nhận chỉ có một thận từ một người hiếnt tặng mà thật phù hợp với một số đặc điểm của người nhận. Quả thận của người hiến thận càng có nhiều đặc chưng giống với người bịnh, thì sự cấy ghép càng có nhiều cơ hội thành công lớn và lầu dài. Cấy ghép thận do người thân nhân bịnh nhân hiến tặng thường có kết quả tốt nhất.


Phẫu thuật cấy ghép thận là một tiến trình lớn và thường đòi hỏi 4-7 ngày nằm trong bệnh viện. Tất cả những người nhận cấy ghép thận được yều cầu dùng những loại thuốc chống đào thải (Immunosuppressant medications) suốt đời dể ngăn chận các cơ quan của họ loại bỏ quả thận mới. Những loại thuốc chống đào thải (Immunosuppressant medications)cần phải được cần giám sát /theo dõi cẩn thận trong mật độ máu và khả năng tăng nguy cơ bị viêm nhiễm cũng như một số loại ung thư.


8) THEO DÕI DIỄN TIẾN CĂN BỊNH (Follow-up)


Nếu bạn bị bịnh suy thận mãnb tính, bác sĩ của bạn sẽ đề nghị 1 thời khóa biểu (lịch trình ngày giờ) cho những đợt thăm khám thường xuyên

  • Trong những lần thăm khám này, nguyên nhân tiềm ẩn và và trạng thái quả thận của bạn sẽ được đánh giá.
  • Bạn sẽ có những xét nghiệm về máu , về nước tiểu thường xuyên và những nghiên cứu chuẩn đoán hình ảnh như một phần của việc đánh giá diễn tiến hoạt động của quả thận .

9) SỰ PHÒNG NGỪA (Prevention)


Bệnh thận mãn tính không thể ngăn ngừa ở hầu hết các tình huống. Bạn có thể để bảo vệ quả thận bạn bị tổn hại, hoặc làm chậm tiến trình căn bệnh bằng cách kiểm soát những nguyên căn / nguyên nhân ẩn tàng trong người của bạn

  • Bệnh thận thường được tiên liệu bởi thời gian triệu chứng xuất hiện. Nếu bạn đang có nguy cơ cao về phát triển bệnh thận mãn tính, hãy đi gặp bác sĩ để được đề nghị làm các xét nghiệm kiểm tra.
  • Nếu bạn bị tình trạng mãn tính như bịnh tiểu đương, cao huyết áp, hay cao mỡ trong máu (high cholesterol), hãy làm theo những khuyến cáo trị liệu của bác sĩ bạn . Hãy đi gặp bác sĩ thường xuyên dể được theo dõi. Tích cực điều trị các bệnh này là rất cần thiết.

Hãy tránh tiếp xúc với các loại thuốc đặc biệt là các NSAIDs (thuốc kháng viêm không có chất steroid), các hóa chất, và các chất độc hại khác càng nhiều càng tốt.

10) SỰ CẢNH GIÁC (Outlook)


Không có cách chữa trị bịnh thận mãn tính. Diễn biến tự nhiên của căn bệnh là sự phát triển cho đến khi chạy thận hoặc cấy ghép là bắt buộc.

  • Bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính đang ở mức độ nguy cơ cao hơn nhiều trên mật độ dân cư bị tai biến mạch máu não / đột quịt hay đau nhồi máu cơ tim (heart attacks)
  • Những người đang chạy thận có thể sinh tồn trong 5 năm ở tỉ lệ 32%. Người cao tuổi và những người bị bệnh tiểu đường có kết quả xấu hơn.
  • Những người được ghép thận từ thân nhân hiến tặng có mức sinh tồn trong hai năm ở tỷ lệ hơn 90%.
  • Những người được ghép thận từ người hiến tặng khi họ vừa qua đời mức sinh tồn trong hai năm ở tỷ lệ 88%.

11) CÁC THÔNG TIN BỔ XUNG KHÁC


Hình Minh họa về Thận


Picture of the webside www.emedicinehealth

http://images.emedicinehealth.com/images/4...18234-50116.jpg


Các websites khác


Địa chỉ để liên lạc các nhóm hỗ trợ và Tư vấn (Support Groups and Counseling) tại US

  • American Association of Kidney Patients
    100 South Ashley Drive, Suite 280
    Tampa, FL 33602
    (813) 223-7099
    (800) 749-2257
  • American Kidney Fund
    6110 Executive Blvd, Suite 1010
    Rockville, MD 20852
    (301) 881-3052
    (800) 638-8299
  • National Kidney Foundation
    30 East 33rd St.
    New York, NY 10016
    (212) 889-2210
    (800) 622-9010

Tác giả và người biên tập


Tác Giả:
Pranay Kathuria, MD, FACP, FASN, Chief, Section of Nephrology, Associate Professor, Department of Internal Medicine, University of Oklahoma College of Medicine at Tulsa.

Người Biên Tập:
Melissa Conrad Stoppler, MD, Chief Medical Editor

Các tác giả, các công sự viên với tác giả và người biên tập đã đóng góp trước đây:
David H Adler, MD, Staff Physician, Department of Emergency Medicine, Alameda County Medical Center, Highland Hospital.

Người biên tập trước đây :
Bradley Fields Schwartz, DO, FACS, Director, Center for Urologic Laparoscopy and Endourology, Associate Professor of Urology, Department of Surgery, Southern Illinois University; Francisco Talavera, PharmD, PhD, Senior Pharmacy Editor, eMedicine; Martin I Resnick, MD, Lester Persky Professor and Chair, Department of Urology; Professor, Department of Oncology, Case Western Reserve University School of Medicine.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhiều người xem

Mời coi thêm